Trong danh sách 502 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 3 tháng trở lên, đứng đầu là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ (SBIC) với 5 đơn vị trực thuộc bị "gọi tên". Tổng số tiền chậm đóng là hơn 361,6 tỷ đồng.
Trong đó, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu (xã Tam Hưng, huyện Thuỷ Nguyên) chậm đóng tổng số tiền lên tới hơn 201,9 tỷ đồng (tiền lãi chậm đóng là hơn 113 tỷ đồng) trong 26 tháng. Đây là đơn vị chậm đóng với số tiền cao nhất.
Đứng thứ hai trong danh sách là Công ty TNHH MTV đóng tàu Bạch Đằng (số 3 Phan Đình Phùng, quận Hồng Bàng) chậm đóng 62 tháng với số tiền hơn 72,5 tỷ đồng (trong đó có hơn 38,3 tỷ đồng tiền lãi chậm đóng).
Tiếp đến là Công ty TNHH MTV Đóng tàu Phà Rừng (thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên) chậm đóng chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tới 56 tháng với số tiền hơn 53,5 tỷ đồng (trong đó hơn 31,4 tỷ đồng tiền lãi chậm đóng); Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền chậm đóng 56 tháng với số tiền hơn 17 tỷ đồng (trong đó hơn10,3 tỷ đồng tiền lãi chậm đóng); Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ An Đồng (xã An Đồng, huyện An Dương) chậm đóng 133 tháng với số tiền hơn 20,8 tỷ đồng (tiền lãi chậm đóng hơn 11 tỷ đồng).
Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử lý thế nào? Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với: Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN. Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau: - Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội; - Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội Như quy định nêu trên, cá nhân khi có hành vi chậm đóng BHXH sẽ bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền đóng BHXH bắt buộc nhưng không quá 75 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải nộp lại số tiền chậm nộp và tiền lãi chậm nộp. |