'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh trong những năm gần đây về quy mô, tính đa dạng và khả năng tiếp cận với nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với thị trường cổ phiếu.
Đáng chú ý, thống kê từ Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy, năm 2019, vốn huy động qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã vượt xa vốn huy động qua phát hành cổ phiếu.
Cụ thể, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2019 lên đến 218.018 tỷ đồng, trong đó, trái phiếu ngân hàng đạt 91.795 tỷ đồng (chiếm 42%), còn lại 126.223 tỷ đồng là trái phiếu của các doanh nghiệp khác.
Trong khi đó, tổng giá trị phát hành cổ phiếu năm qua chỉ đạt 61.533 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là phát hành riêng lẻ với 46.415 tỷ đồng (chiếm 76%).
Các thương vụ phát hành riêng lẻ tiêu biểu có thể kể đến như các thương vụ Vingroup phát hành riêng lẻ cho SK Group, BIDV phát hành cho KEB Hana Bank, Tập đoàn Bảo Việt phát hành cho Sumitomo Life...
Đặc biệt, theo dữ liệu của BVSC, hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) chỉ đem về lượng vốn vỏn vẹn 658 tỷ đồng cho các doanh nghiệp.
Như vậy, trong năm 2019, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp gấp tới 3,5 lần giá trị phát hành cổ phiếu. Nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng thì vẫn gấp đôi.
Diễn biến năm 2019 trái ngược năm 2018 khi giá trị phát hành cổ phiếu vượt xa trái phiếu doanh nghiệp, 141.140 tỷ đồng so với 50.477 tỷ đồng, vẫn theo dữ liệu của BVSC.
Chuyên gia của BVSC cho rằng, xu hướng cạnh tranh huy động vốn giữa kênh trái phiếu doanh nghiệp và kênh cổ phiếu sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2020.
Năm 2019, vốn huy động qua kênh trái phiếu doanh nghiệp vượt xa vốn huy động qua kênh cổ phiếu. Nguồn: BVSC
Sự "vượt mặt" trong năm 2019 của kênh trái phiếu doanh nghiệp so với kênh cổ phiếu gây ấn tượng tại Việt Nam, nhưng không lạ ở nước ngoài.
Cụ thể, mặc dù thị trường cổ phiếu ở nhiều nước đã phát triển ở mức độ cao hơn Việt Nam nhưng thị trường trái phiếu vẫn nhỉnh hơn thị trường cổ phiếu xét trên khía cạnh huy động vốn.
Báo cáo “OECD Business and Finance Outlook 2015” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy trong suốt các năm từ 2011 đến 2014, các doanh nghiệp phi tài chính tại các thị trường mới nổi thu được nhiều tiền hơn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp so với phát hành cổ phiếu.
Dù vậy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam hiện vẫn mới chỉ trong giai đoạn đầu phát triển nên tiềm ẩn không ít rủi ro, đặc biệt đối với nhà đầu tư cá nhân.
Một số rủi ro nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có thể gặp phải như: doanh nghiệp không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do mất khả năng thanh toán; doanh nghiệp không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; doanh nghiệp không thực hiện được cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn...
Bộ Tài chính, cơ quan quản lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam, gần đây đã đưa ra khuyến nghị nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân không mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao.
Bộ này nhấn mạnh trong trường hợp mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải nắm rõ các thông tin gồm: Trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành, mục đích phát hành; có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo; cam kết của chủ thể phát hành đối với trái phiếu; kỳ hạn và phương thức trả nợ gốc, lãi; tình hình tài chính và việc sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phát hành.
Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, bền vững, Bộ Tài chính khuyến nghị không chỉ các nhà đầu tư mà cả các doanh nghiệp phát hành, các tổ chức cung cấp dịch vụ phải hiểu rõ và tuân thủ quy định về phát hành, đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, hiểu rõ về đặc điểm của trái phiếu và các rủi ro có thể gặp phải.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.