Vốn ngoại chảy vào sân golf: Điểm nhấn Hàn Quốc

VNF - 15/10/2023 15:56 (GMT+7)

(VNF) - Nắm bắt nhu cầu của thị trường, một loạt nhà đầu tư Hàn Quốc đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực golf tại Việt Nam. Trước đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia lĩnh vực này.

VNF

Cuộc đua M&A

Nắm bắt xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia đầu tư sân golf từ rất sớm. Ở thời điểm những năm 2006 – 2007, sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá là động lực thúc đẩy tốc độ thực hiện các dự án sân golf sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế khu vực.

Tuy vậy, thực tế kinh doanh sân golf ở Việt Nam khó khăn, cộng thêm những ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều nhà đầu tư ngoại đã lựa chọn phương án thoái hết vốn, hoặc không còn là cổ đông chi phối tại các dự án golf. Thời điểm này, lĩnh vực sân golf nổi lên xu hướng nhà đầu tư nội mua lại cổ phần dự án của nhà đầu tư nước ngoài. Không khó điểm tên loạt các thương vụ M&A.

Sớm nhất là sân golf Kings’ Island Golf Resort - sân golf đầu tiên ở miền Bắc. Trước đây, sân golf này thuộc sở hữu của liên doanh giữa một nhà đầu tư Thái Lan với một doanh nghiệp trong nước. Nhưng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, nhà đầu tư Thái Lan buộc phải bán tài sản tại Việt Nam và công ty BRG của bà Nguyễn Thị Nga đã chớp cơ hội mua lại dự án.

Bên cạnh đó là thương vụ TCI - nhà đầu tư Singapore vào năm 2013 đã chuyển nhượng 75% cổ phần nắm giữ tại sân golf Sông Bé (Bình Dương) cho Công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (Protrade). Ngoài ra, dự án sân golf Phan Thiết (Bình Thuận) từng được Công ty Regent International Overseas Corp của một vị tỷ phú người Mỹ đầu tư năm 1993. Tuy nhiên, sau khi vị tỷ phú qua đời, sân golf này đã hai lần bán lại cho hai chủ đầu tư nước ngoài, trước khi về tay Công ty Cổ phần Rạng Đông.

Cũng phải kể đến dự án Montgomerie Links đã về tay TBS Group của đại gia Nguyễn Đức Thuấn. Theo tìm hiểu, TBS Group đang nắm 93% vốn Công ty Sân golf Indochina Hội An - chủ đầu tư sân golf Montgomerie Links. Hay tại Công ty TNHH DK ENC Việt Nam – doanh nghiệp dự án Sky Lake Golf & Resort Club, nhóm cổ đông Hàn Quốc là DK ENC và ông Jang Chin Hyuk nắm lần lượt 1,839% và 44,264% vốn công ty.

Hiện tại, có 11 dự án sân golf thuộc về các chủ đầu tư nước ngoài, quy mô dao động từ 18 lỗ - 54 lỗ. Trong đó, duy nhất sân golf The Bluffs Hồ Tràm Ship có chủ là Công ty Asian Coast Development LTD gốc Canada, các chủ đầu tư còn lại đến từ Hàn Quốc (4 sân), Đài Loan (3 sân), HongKong (1 sân), Singgapore (2 sân). 2/11 cái tên trong danh sách trên nằm trong top sân golf lớn nhất Việt Nam, đó là Phoenix Golf and Resorts (tỉnh Hòa Bình), quy mô 311,7ha, 54 lỗ; và sân golf Bo Chang Dong Nai Golf Resort (tỉnh Đồng Nai) có tổng diện tích trên 300ha, 27 lỗ.

Điểm nhấn Hàn Quốc

Trong những năm trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài khá tích cực xúc tiến các dự án sân golf, đứng đầu là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc. Đáng chú ý, theo Tổng cục du lịch, thị trường khách du lịch golf chính đến Việt Nam hiện nay là khách Hàn Quốc.

Hồi tháng 11/2021, Tập đoàn Panko của Hàn Quốc đã đề nghị tỉnh Quảng Nam giới thiệu một khu đất diện tích tối thiểu 350ha để có thể quy hoạch, đầu tư phát triển mô hình khu đô thị và sân golf. Cũng giai đoạn này, Công ty TNHH MTV Shin Chang Vina (Hàn Quốc) đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam xin đầu tư sân golf tại huyện Đại Lộc.

Trước đó, hồi tháng 8/2021, tại hội đàm giữa ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương với ông Park Noh-wan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, phía Hàn Quốc đã thống nhất chủ trương xúc tiến ngay các thủ tục để đầu tư dự án đô thị thông minh, đô thị dịch vụ và sân golf tại Đại Hưng, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương...

Đầu năm 2022, Công ty TNHH MDA E&C, một doanh nghiệp Hàn Quốc, đã bày tỏ mong muốn được chấp thuận chủ trương đầu tư sân golf và khu nghỉ dưỡng sinh thái Glory tại thị xã Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên).

Làn sóng đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của loại hình thể thao này. Lưu ý rằng, Hàn Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với vốn đầu tư lũy kế tới cuối năm 2022 là 80 tỷ USD. Với số lượng người Hàn Quốc sinh sống, làm việc cũng như du lịch tại Việt Nam không ngừng tăng lên, đây sẽ là nền tảng cho sự thành công của các dự án sân golf của nhà đầu tư Hàn Quốc, qua đó góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội trong nước.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quốc hội đồng ý gia hạn khoản vay 4.000 tỷ của Vietnam Airlines

Quốc hội đồng ý gia hạn khoản vay 4.000 tỷ của Vietnam Airlines

(VNF) - Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước tự động gia hạn thêm 3 lần khi đến hạn trả nợ với khoản vay 4.000 tỷ đồng của Vietnam Airlines.

Dùng cát biển đắp nền cao tốc Hậu Giang - Cà Mau từ 1/7

Dùng cát biển đắp nền cao tốc Hậu Giang - Cà Mau từ 1/7

(VNF) - Bộ GTVT vừa phát đi thông báo liên quan đến việc thi công thí điểm mở rộng sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án thành phần cao tốc Hậu Giang-Cà Mau.

Tỷ phú Warren Buffett quyên góp số tiền kỷ lục 5,3 tỷ USD làm từ thiện

Tỷ phú Warren Buffett quyên góp số tiền kỷ lục 5,3 tỷ USD làm từ thiện

(VNF) - Tỷ phú Warren Buffett mới đây vừa quyên góp thêm 5,3 tỷ USD cổ phiếu Berkshire Hathaway cho Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates và 4 tổ chức từ thiện khác. Đây là khoản từ thiện lớn nhất của vị tỷ phú tính từ năm 2006.

14.000ha khu 'dân cư xây dựng mới': Nỗi khổ có đất không cất được nhà

14.000ha khu 'dân cư xây dựng mới': Nỗi khổ có đất không cất được nhà

(VNF) - Qua nhiều năm, hệ quả từ khái niệm "quy hoạch khu dân cư xây dựng mới" tại các đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng ở TP. HCM đã “đẻ” ra 14.000ha đất trong tình trạng quy hoạch treo.

Những cách rút tiền không cần dùng thẻ AMT bạn nên biết

Những cách rút tiền không cần dùng thẻ AMT bạn nên biết

(VNF) - Nhiều người băn khoăn khi thẻ ATM bị đánh cắp hoặc quên mất thẻ ATM thì có rút được tiền không? Thực tế, hoàn toàn có thể rút được tiền mà không có thẻ ATM. Dưới đây là 5 cách rút tiền không cần dùng thẻ AMT phổ biến.

GDP tăng 6,42%, gần 80,5 nghìn DN thành lập mới

GDP tăng 6,42%, gần 80,5 nghìn DN thành lập mới

(VNF) - Tổng cục Thống kê cho biết tính chung GDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022 trong giai đoạn 2020 - 2024.

Chỉ số giá tiêu dùng vượt mốc 4%

Chỉ số giá tiêu dùng vượt mốc 4%

(VNF) - Theo Tổng cục Thống kê chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 chỉ tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 1,4% so với tháng 12/2023 nhưng đã tăng tới 4,34% so với cùng kỳ năm trước.

Vụ Asanzo và tranh cãi Made in Vietnam: Từ ồn ào đến tạm dừng 'vô thời hạn'

Vụ Asanzo và tranh cãi Made in Vietnam: Từ ồn ào đến tạm dừng 'vô thời hạn'

Ông Phạm Văn Tam - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Tập đoàn Asanzo đã bị bắt giam ít ngày sau khi bị khởi tố. Một chính sách gây nhiều tranh cãi sau lùm xùm của Asanzo đến nay dường như đã rời vào quên lãng.

EVNSPC: Bán điện 1.000 đồng, thu lãi vỏn vẹn 2,5 đồng

EVNSPC: Bán điện 1.000 đồng, thu lãi vỏn vẹn 2,5 đồng

(VNF) - Năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) có doanh thu thuần hơn 162.045,5 tỷ đồng, ước tính mỗi ngày thu về gần 444 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có biên lãi ròng rất mỏng chỉ 0,25%, tức là 1.000 đồng doanh thu mới đổi được 2,5 đồng lãi.

DN trước nguy cơ tấn công mạng: ‘Tăng khả năng phục hồi thay vì cô lập hệ thống’

DN trước nguy cơ tấn công mạng: ‘Tăng khả năng phục hồi thay vì cô lập hệ thống’

(VNF) – Trong bối cảnh hệ thống của các doanh nghiệp trải dài trên nhiều nền tảng khác nhau như hiện nay, nếu thiết kế an toàn bảo mật theo hướng bảo vệ tất cả nguy cơ thì sẽ khiến chi phí bảo vệ tăng lên rất cao. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung thiết kế theo hướng phục hồi hệ thống nhanh chóng.