'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư cá nhân được tổ chức mới đây, đại diện Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) chia sẻ về việc cân nhắc phát triển một số mảng mới mang lại lợi ích tài chính và duy trì khả năng tăng lời cao, bao gồm kinh doanh chứng khoán. Cùng với đó, thương vụ bán 15% vốn cũng đang ở quá trình đàm phán và thương thảo với kỳ vọng tìm được nhà đầu tư chiến lược có thể hỗ trợ VPBank, FE Credit và các đơn vị thành viên.
Trong lộ trình tăng vốn của mình, kể từ năm 2020, VPBank đã thực hiện phát hành ESOP vào tháng 8/2021, hoàn tất việc thoái 49% vốn Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) và hoàn thành 90% kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu.
VPBank kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước xem xét phê duyệt hạn mức tín dụng (room tín dụng) với hệ số cao sau khi đã hoàn tất các kế hoạch tăng vốn.
Tuy nhiên, đại diện VPBank cũng cho biết, trong 1-2 năm đầu sau lộ trình tăng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có thể bị ảnh hưởng sụt giảm. Nhưng trong giai đoạn 3-5 năm, các chiến lược đã và đang thực hiện sẽ giúp ngân hàng đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả.
Về kế hoạch phát hành riêng lẻ 15% vốn cho cổ đông nước ngoài, đại diện VPBank tiết lộ thương vụ vẫn đang trong quá trình đàm phán và thương thảo. Ngân hàng kỳ vọng tìm được nhà đầu tư chiến lược có khả năng hỗ trợ không chỉ cho VPBank mà còn cho FE Credit và các công ty thành viên.
Bên cạnh việc cải thiện tỷ lệ an toàn vốn, tăng năng lực tài chính, đảm bảo các chỉ tiêu hoạt động, đầu tư vào số hóa và cơ sở hạ tầng, đại diện VPBank tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư cá nhân đã chia sẻ về việc cân nhắc phát triển các mảng kinh doanh mang lại lợi ích tài chính và duy trì khả năng sinh lời cao, bao gồm kinh doanh chứng khoán.
Được biết, VPBank trước đây cũng từng sở hữu một công ty chứng khoán là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS, nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS) nhưng đã bán vốn trong giai đoạn năm 2015.
Như vậy sau khoảng 6 năm, VPBank một lần nữa cân nhắc quay trở lại mảng kinh doanh này, trong bối cảnh nhiều công ty chứng khoán trong thời gian gần đây nô nức báo lợi nhuận tăng trưởng bằng lần.
VPBank kỳ vọng quý IV sẽ là giai đoạn hồi phục tăng trưởng mạnh mẽ của ngân hàng trong điều kiện "bình thường mới" của nền kinh tế.
Về định hướng trong quý cuối năm, VPBank cho biết sẽ theo dõi tình hình và diễn biến của dịch bệnh và quá trình phục hồi kinh tế để nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới, góp phần hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2021.
VPBank dự kiến tiếp tục hỗ trợ khách hàng gặp khó do dịch Covid-19 thông qua việc cơ cấu nợ. Song song với đó, ngân hàng này cũng sẽ khôi phục lại việc thu hồi, xử lý nợ sau thời gian dài giãn cách xã hội.
Ngoài ra, ngân hàng này sẽ đẩy mạnh đầu tư vào số hóa, qua đó số hóa tối đa hành trình của khách trên các sản phẩm dịch vụ của mình.
Đại diện VPBank cho biết, với kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu mua sắm tiêu dùng dự kiến bùng nổ ở quý IV và kéo dài sang năm 2022 khi doanh nghiệp tìm hướng đi mới để sống chung với Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh, từ đó kinh tế dần phục hồi.
Phía VPBank cho rằng các yếu tố trên là nền tảng giúp cho tín dụng tiêu dùng tăng trưởng đột phá trong thời gian tới.
Về mảng bancassurance, VPBank tiết lộ vẫn đang tiếp tục thảo luận với đối tác là Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA về các chỉ số tài chính, giải pháp để tăng cường sự hợp tác, nâng tầm chiến lược giữa 2 đơn vị.
Năm 2022, VPBank dự kiến ưu tiên mọi nguồn lực hoạt động để phục hồi tăng trưởng. Ngân hàng kỳ vọng FE Credit sau khi gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua thì đến giữa năm 2022 có thể quay về được số dư tín dụng của năm 2020.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.