Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thông tin này được Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Văn Thức cho biết hôm 5/9.
Theo ông Hoàng Văn Thức, đây là đơn vị duy nhất trong cả nước có công nghệ này vì vừa được tham gia vào Mạng lưới quan trắc phát thải thủy ngân của mạng lưới môi trường Đông Á do Nhật Bản đứng đầu.
Nhờ vậy, cán bộ được tập huấn, đào tạo chuyên sâu, các kỹ thuật quan trắc để phân tích được lượng thủy ngân trong không khí nhờ thiết bị tiên tiến.
Tổng cục Môi trường được hỗ trợ 10 “bẫy vàng” (công nghệ của Nhật Bản) để thu hơi thủy ngân còn đang phát tán trong môi trường không khí. Số bẫy này vừa được hỗ trợ cho Việt Nam.
Các cán bộ quan trắc đã bố trí các điểm đặt bẫy, sử dụng 6 bẫy, bắt theo hướng gió thời điểm cháy là Bắc và Đông Bắc.
Bẫy 1 đặt trong kho cháy, bẫy 2 sát cửa vào kho, bẫy 3 sát tường rào nhà máy, bẫy 4 cách tường rào 300m, bẫy 5 cách 500m, bẫy 6 cách 1000m.
Bẫy vàng thu hơi thủy ngân nên mất nhiều thời gian. Bẫy phải thu khí trong 24 giờ, sau đó đưa về phòng thí nghiệm, cán bộ thay ca phân tích liên tục 24/24 giờ, đến đêm 3/9 mới có kết quả và ngày 4/9 tổng hợp các kết quả để báo cáo và công bố đến người dân.
Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Văn Thức nhấn mạnh, rất chia sẻ với người dân đang mong muốn có kết quả về hiện trạng môi trường, tuy nhiên với trình độ, năng lực như hiện nay của Việt Nam, cơ quan quản lý đã cố gắng nhanh nhất có thể và phải dựa trên kết quả quan trắc, phân tích khoa học cụ thể mới công bố được.
Mẫu phân tích theo phương pháp hấp thụ thủy ngân này rất quan trọng trong việc cảnh báo về phát tán ô nhiễm hơi thủy ngân kim loại ra môi trường xung quanh.
Thủy ngân này là kim loại có tính chất rất đặc thù, nóng chảy ở 0 độ C, hơn 30 độ C đã sôi và phát tán, bay lên nhưng là kim loại nặng nên nếu gặp mưa sẽ lắng đọng lại.
Các nhà khoa học gọi thủy ngân kim loại này như “ma trơi” vì lúc nắng sẽ bốc lên khỏi mặt đất, mưa thì lắng lại.
Các ngày tiếp theo sau sự cố đều có mưa lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội nên theo đánh giá của các nhà khoa học, các trận mưa này đã làm lắng đọng thuỷ ngân tồn dư trong không khí vào môi trường đất, nước.
Vì vậy, môi trường không khí tại khu vực bị ảnh hưởng đã được giảm nồng độ thủy ngân.
Tuy nhiên, trong những ngày nắng nóng trở lại gần đây, lượng thủy ngân nếu còn lắng đọng tại các hố ga, tường rào háy tàn dư sau cháy sẽ tiếp tục bay hơi, phát tán ra môi trường xung quanh.
Qua kết quả quan trắc bằng “bẫy vàng”, Tổng cục Môi trường đã đưa ra kết luận: trong khoảng 200m từ tường rào nhà máy, hơi thủy ngân trong không khí nằm trong ngưỡng của Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.
Nếu so với quy chuẩn môi trường xung quanh của Việt Nam thì không vượt, nhưng nếu so sánh với các quy chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, Mỹ, châu Âu khuyến cáo về sức khoẻ cộng đồng tại khu vực đô thị, khoảng cách 200m nằm ở ngưỡng mất an toàn, tức là có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực gần.
Trong kho cháy, hàm lượng hơi thủy ngân vượt nhẹ, trên 1 lần so với quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh Việt Nam, so với ngưỡng an toàn của Tổ chức Y tế thế giới, vượt khoảng 30 lần so với khuyến cáo.
Ngoài cửa nhà kho, hàm lượng thủy ngân không vượt ngưỡng so với quy chuẩn của Việt Nam nhưng vượt khoảng 10-11 lần với quy chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo người dân vào thời điểm xảy ra cháy (28/8) trong vùng phạm vi bán kính cách hàng rào nhà kho cháy từ 200 - 500m áp dụng các biện pháp vệ sinh, theo dõi sức khỏe thường xuyên, định kỳ.
Ngay sau khi có kết quả quan trắc không khí, các ngành chức năng đã thiết lập vành đai trong khoảng 200 - 500m là vùng đang ảnh hưởng sức khỏe của người dân nằm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và tiến hành các giải pháp theo dõi, xử lý theo quy định.
Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Văn Thức cho rằng, kết quả quan trắc giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành chức năng có giải pháp kịp thời, hữu hiệu, để vừa phòng ngừa, vừa đảm bảo sức khỏe cho người dân trong khu vực trên.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị thành phố Hà Nội có kế hoạch thăm khám sức khỏe cho người dân sinh sống trong vành đai, kiểm tra trong máu, nước tiểu có thủy ngân không.
Ngày 4/9, Bộ Y tế đã khởi động chương trình, hướng dẫn người dân thăm khám sức khỏe và có kế hoạch theo dõi tiếp theo. 160 Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tham gia chữa cháy cũng đã được đề nghị đi khám sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai.
Đánh giá tổng thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kết luận, sự cố chưa đến mức độ nghiêm trọng phải di dân sơ tán, ảnh hưởng về quy mô, mức độ ô nhiễm ở mức trung bình về sự cố cháy nổ, có thiệt hại về vật chất, không có thiệt hại về con người, có gây phát tán thủy ngân ra môi trường nhưng khối lượng đã được đong đếm cụ thể.
Lúc đầu, vùng ảnh hưởng của phát tán thủy ngân tới 1,5-2km, nhưng khi có kết quả quan trắc thủy ngân đã thu hẹp được trong phạm vi trong 500m.
Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo người dân có việc đi qua khu vực bán kính cách hàng rào nhà kho cháy từ 200 - 500m mang khẩu trang chống bụi, chống ô nhiễm của Bộ Y tế, mặc quần áo dài, sử dụng nước máy, không sử dụng thực phẩm đang tồn tại nằm trong khu vực này.
Vùng tàn dư đám cháy (khoảng 6000m 2 khu vực Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông) sẽ được lực lượng chức năng che chắn, thu gom, dọn dẹp, tẩy độc, xử lý theo quy định dưới sự giám sát của các cơ quan chuyên ngành môi trường.
Ông Hoàng Văn Thức thông tin thêm, những ngày tới, khi trời nắng lên trên 30 độ C, Tổng cục Môi trường sẽ sử dụng nốt 4 “bẫy vàng” còn lại để quan trắc, đánh giá hàm lượng thủy ngân có còn trong môi trường không khí và sẽ có các thông báo thích hợp đến người dân.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.