Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cụ thể, với tội danh "Giết người", Tòa sơ thẩm quyết định tuyên phạt tử hình đối với Lê Đình Công (SN 1964), Lê Đình Chức (SN 1980), chung thân đối với Lê Đình Doanh (SN 1988).
Trong khi đó, Bùi Viết Hiểu (SN 1943) nhận mức án 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980) nhận mức án 13 năm tù và Nguyễn Văn Tuyển (SN 1974) nhận mức án 12 năm tù.
Đối với nhóm 23 người phạm tội "Chống người thi hành công vụ", Tòa sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo này từ 15 tháng tù (hưởng án treo) đến 6 năm tù giam.
Cụ thể, Bùi Thị Nối (SN 1958) nhận mức án 6 năm tù; 5 bị cáo gồm Nguyễn Văn Quân (SN 1980), Lê Đình Uy (SN 1993), Lê Đình Quang (SN 1984), Bùi Văn Tiến (1979), Lê Đình Quân (SN 1976) nhận án 5 năm tù.
3 bị cáo nhận mức án 3 năm tù gồm Nguyễn Văn Duệ (SN 1962), Bùi Văn Tuấn (SN 1991), Trịnh Văn Hải (SN 1988). 6 bị cáo khác cũng nhận mức án 3 tù tuy nhiên được hưởng án treo gồm: Bùi Thị Đục (SN 1957), Nguyễn Thị Bét (SN 1961), Nguyễn Thị Lụa (SN 1956),Trần Thị La (SN 1978), Bùi Văn Niên (SN 1980), Nguyễn Xuân Điều (SN 1952).
Còn lại, Mai Thị Phần (SN 1963): 30 tháng tù; Đào Thị Kim (SN 1983): 24 tháng tù, hưởng án treo; Lê Thị Loan (SN 1966): 30 tháng tù, hưởng án treo; Nguyễn Văn Trung (SN 1988): 18 tháng tù, hưởng án treo; Lê Đình Hiển (SN 1989), Bùi Viết Tiến (SN 2000), Nguyễn Thị Dung (SN 1963) và Trần Thị Phượng (SN 1984) cùng nhận 15 tháng tù, hưởng án treo
Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra cáo trạng truy tố 29 bị cáo, trong đó có 25 bị cáo bị truy tố về tội “Giết người”, 4 bị cáo còn lại bị truy tố về tội "Chống người thi hành công vụ".
Trong số 25 bị cáo bị truy tố về tội "Giết người", Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã đề nghị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tử hình với 2 bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức; Lê Đình Doanh án chung thân; Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Quốc Tiến từ 16-18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyển từ 14-16 năm tù.
Riêng đối với 19 bị cáo gồm: Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Quân, Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Hải, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Thị Nối, Trần Thị La, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Xuân Điều, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Thị Đục, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan, Nguyễn Văn Trung, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng hầu hết các bị cáo này là nông dân, khi nghe Kình, Công và Hiểu lôi kéo kích động, hứa sẽ được chia đất nên đã tham gia “Tổ đồng thuận”, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự trị an tại địa phương.
Từng người trong nhóm 19 bị cáo này đã phạm tội ở từng giai đoạn và từng mức độ nhất định. Trong đó, có bị cáo làm thủ quỹ, đưa tiền, góp tiền mua xăng, mua lựu đạn; có bị cáo trực tiếp làm bom xăng, bùi nhùi, xăng, mua pháo sáng, chuẩn bị gạch đá; có bị cáo tham gia vận chuyển, chuẩn bị công cụ phương tiện để giúp sức cho nhóm của Công thực hiện hành vi giết người.
Qua xét hỏi công khai tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng các bị cáo này đã cơ bản biết rằng vì nhận thức pháp luật hạn chế, do được hứa hẹn nên đã mù quáng tin tưởng và đi theo Lê Đình Kình. Các bị cáo đã nhận thức được sai phạm, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải.
Xét về bản chất, các bị cáo này đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh.
Trên cơ sở đó, căn cứ vào Điều 319 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thay đổi tội danh truy tố đối với 19 bị cáo có tên nêu trên từ tội “Giết người”, sang tội “Chống người thi hành công vụ” và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.