(VNF) - Cơn quan chức năng đề nghị truy tố 4 bị can thuộc Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM và 3 bị can thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) vừa kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5), đề nghị truy tố 51 bị can trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Bị can Trịnh Văn Quyết.
Kết quả điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định trong thời gian từ ngày 26/5/2017 đến ngày 10/1/2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết) cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để Huế thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng để Huế quản lý, sử dụng thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.
Khi giá cổ phiếu tăng, theo chỉ đạo của Quyết, Trịnh Thị Minh Huế bán cổ phiếu ra thị trường thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
Từ năm 2014 đến tháng 9/2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các cá nhân là lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros, các Công ty thuộc Tập đoàn FLC; người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, nâng khống 3.102 tỷ đồng vốn góp vào Công ty Faros làm tăng vốn điều lệ của Công ty từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng; sau đó tạo lập hồ sơ, đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty Faros tại Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM.
Sau khi niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros trên sàn chứng khoán, từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2022 (thời điểm bị khởi tố, tạm giam), Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm đã bán 391.155.480 cổ phiếu được hình thành từ vốn góp khống nắm giữ tại Công ty Faros thu được 4.818 tỷ đồng, trong đó chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành điều tra, làm rõ sai phạm của các cá nhân thuộc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, lưu ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu, tiến hành, khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".
Trong đó, có 4 bị can thuộc sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; 3 bị can thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam bị khởi tố về tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.
4 bị can thuộc Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM giúp sức cho Trịnh Văn Quyết.
Ngày 24/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5), đề nghị truy tố 51 bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 211, khoản 4 Điều 174, khoản 3 Điều 356 và khoản 2 Điều 209 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trước đó, liên quan đến vụ án này, cuối tháng 1 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã điều tra làm rõ sai phạm của 22 đối tượng nguyên là lãnh đạo Công ty cổ phần Xây dựng Faros, các công ty thuộc Tập đoàn FLC, công ty kiểm toán và người thân của Trịnh Văn Quyết có hành vi đồng phạm, có hành vi giúp sức tích cực cho Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua việc nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần, niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE, bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Các bị can này gồm: Doãn Văn Phương, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Faros; Trịnh Văn Đại, nguyên Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Faros; Đỗ Như Tuấn, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Faros; Nguyễn Văn Mạnh, nguyên Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Faros (em rể Trịnh Văn Quyết);
Đàm Mai Hương, nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Xây dựng Faros; Nguyễn Văn Thanh, nguyên Trưởng Ban kiểm soát Công ty cổ phần Xây dụng Faros; Hoàng Thị Thu Hà, Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land; Trần Thế Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC; Đỗ Quang Lâm, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Faros; Nguyễn Thanh Bình, nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty RTS;
Lê Thành Vinh, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Faros; Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Faros; Lê Tân Sơn, nguyên Phó Chánh Văn phòng, Thư ký Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC; Trịnh Tuân, nguyên Trưởng phòng Vật tư Công ty TNHH MTV FLC Land; Đặng Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Pháp chế, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC;
Lê Văn Sắc, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Alaska kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV FLC Land; Trương Văn Tài, Nhân viên Văn phòng Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (lái xe cho Trịnh Văn Quyết); Nguyễn Bình Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros; Nguyễn Minh Điểm, nguyên nhân viên hành chính nhân sự Công ty cổ phần Chứng khoán BOS;
Nguyễn Thị Hồng Dung (chị gái Nguyễn Văn Mạnh, là em rể Trịnh Văn Quyết); Nguyễn Ngọc Tỉnh, Chủ tịch HĐTV, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội; Lê Văn Tuấn, Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội.
(VNF) - Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép các địa phương sau sáp nhập gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. HCM, Cần Thơ và Đắk Lắk được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù trước đây.
(VNF) - Nhấn mạnh khu vực tư nhân có năng lực, có nhu cầu và có thể khai thác tốt hơn các tài sản công, Thủ tướng đặt vấn đề "nếu tư nhân làm tốt hơn, hiệu quả hơn thì tại sao không giao cho họ?".
(VNF) - Khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách; tạo sinh kế, thu nhập cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; thúc đẩy hội nhập quốc tế…
Thông qua mối quan hệ thân thiết và các bữa cơm thân mật, ông chủ Tập đoàn Thuận An đã được giới thiệu thực hiện nhiều dự án giao thông. Sau đó, Nguyễn Duy Hưng chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhiều hành vi sai phạm.
Sau những hứa hẹn "khủng" và quỹ đầu tư triệu đô, Pi Network vẫn chìm trong biến động giá và sự phẫn nộ của cộng đồng, đặt ra dấu hỏi lớn về tương lai của dự án.
(VNF) - BHXH Việt Nam cho biết người dân có thể tham gia BHXH tự nguyện, gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình dễ dàng qua Cổng dịch vụ công và ứng dụng của nhiều ngân hàng.
(VNF) - Đà Nẵng xây dựng phương án bố trí lại trụ sở làm việc cho các cơ quan sau sáp nhập với Quảng Nam, trên cơ sở rà soát hơn 4.000 cơ sở nhà, đất hiện có của hai địa phương.
(VNF) - Theo chương trình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ truyền đạt những nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn truyền đạt nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66.
(VNF) - Theo Tổng Bí thư, 'tội' của đấu thầu là chậm tiến độ phát triển, chậm công trình, chất lượng kém, tội hư hỏng, mất cán bộ và không tiết kiệm...
(VNF) - Bộ Công an được yêu cầu phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp liên quan triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại.
(VNF) - Sáng 17/5, với 436/438 đại biểu có mặt bấm nút tán thành (chiếm 91,21% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.
(VNF) - Bức thư giành giải Nhất Việt Nam của cuộc thi viết thư UPU Quốc tế lần thứ 54 (năm 202) đã thuộc về em Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
(VNF) - Chính phủ đề xuất mở rộng việc chỉ định thầu, song Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng dễ dẫn đến phát sinh cơ chế xin - cho, giao thầu trong phạm vi hẹp cho một số doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thân hữu.
(VNF) - Ngày 16/5, ngay sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 31 (MRT 31), Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc đàm phán trực tiếp cấp bộ trưởng với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Jamieson Greer nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại đối ứng giữa hai nước.
"Cần đặt câu hỏi rằng, có ai đi cảm ơn sau khi hoàn thành công việc với số tiền như vậy không?", luật sư đặt câu hỏi và nhìn nhận cần đánh giá mục đích cốt lõi của số tiền "cảm ơn" nhằm mục đích gì.
(VNF) - Đó là đề xuất của ông Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập báo Tiền Phong, tại hội thảo “Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Truyền thông số Việt Nam chỉ đạo, giao cho Cục Báo chí và Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức.
(VNF) - Việt Nam và Thái Lan ngày 16/5 đã tuyên bố chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện", mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ hai nước.
(VNF) - Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn, mất sức cạnh tranh với quốc tế.
(VNF) - Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép các địa phương sau sáp nhập gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. HCM, Cần Thơ và Đắk Lắk được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù trước đây.
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.