'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại TP. HCM vừa có quyết định xét xử phúc thẩm đối với một số bị cáo trong vụ sai phạm mua bán quyền thu phí cao tốc TP. HCM - Trung Lương. Theo đó, phiên tòa phúc thẩm sẽ mở từ ngày 22/3 đến 25/3. Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Trần Thị Thu Thủy.
Phiên tòa phúc thẩm sẽ xem xét kháng cáo của 4 bị cáo gồm: Đinh Ngọc Hệ, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, đã bị TAND TP. HCM tuyên phạt chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và "lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi”; Phạm Văn Diệt, Tổng giám đốc điều hành Công ty Đức Bình, đã bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 10 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Vũ Thị Hoan, Giám đốc Công ty Yên Khánh, bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 7 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và Phạm Tấn Hoàng, Phó trưởng phòng Kế toán Công ty Yên Khánh, bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 6 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài ra, phiên tòa phúc thẩm còn xem xét kháng cáo của một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến Công ty Cổ phần tập đoàn Yên Khánh.
Ông Đinh La Thăng nói lời sau cùng: “Làm nhiều sai nhiều, không làm không sai”
Phiên tòa sơ thẩm vụ án này được mở vào hồi cuối tháng 12/2020, đã xem xét trách nhiệm hình sự của 20 bị cáo có liên quan đến các tội danh “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Trong đó, có các bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT); Nguyễn Hồng Trường nguyên, Thứ trưởng Bộ GTVT, các bị cáo khác nguyên là cán bộ thuộc Bộ GTVT và Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (gọi tắt Tổng công ty Cửu Long - thuộc Bộ GTVT), là cấp dưới của ông Đinh La Thăng, cùng các bị cáo đã nêu trên.
Tại phiên tòa này, ông Đinh La Thăng bị cáo buộc với trách nhiệm là Bộ trưởng Bộ GTVT, người đứng đầu cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại Bộ GTVT, đã có nhiều ưu ái để cho Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ - là doanh nghiệp vốn thua lỗ, không có năng lực tài chính, tiếp cận và tham gia mua quyền thu phí; sau đó tạo điều kiện để công ty của Hệ trúng đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương.
Đối với bị cáo Đinh Ngọc Hệ, sau khi được ông Đinh La Thăng “hậu thuẫn” trúng đấu giá quyền thu phí, đã có nhiều hành vi cắt giảm, che giấu doanh thu nhằm chiếm đoạt hơn 725 tỷ đồng của nhà nước.
Ngoài ra, bị cáo Đinh Ngọc Hệ còn dùng ảnh hưởng của mình để được mua biệt thự BT01 tại dự án khu nhà ở tầng thấp (quận Thanh Xuân, Hà Nội) với giá thấp, hưởng lợi hơn 3,4 tỷ đồng.
Trong quá trình xét xử sơ thẩm, ông Đinh La Thăng đã nhiều lần bày tỏ quan điểm phản bác cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cho rằng “cáo trạng chỉ đúng 1 phần, sai 5 phần” và bày tỏ mong muốn “cần sự thật khách quan để tâm phục khẩu phục”.
Nhóm luật sư bào chữa cho ông Đinh La Thăng cũng đưa ra nhiều luận điểm cho rằng ông này không phạm tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Qua xem xét, tòa sơ thẩm đã tuyên phạt ông Đinh La Thăng 10 năm tù; ông Nguyễn Hồng Trường, cựu Thứ trưởng Bộ GTVT, 4 năm 6 tháng tù; ông Dương Tuấn Minh, cựu Tổng giám đốc Công ty Cửu Long, 4 năm tù…
Tuy nhiên, sau phiên xét xử này, chỉ có 4/20 bị cáo kháng cáo, trong đó có Đinh Ngọc Hệ. Như vậy, bản án sơ thẩm đối với 16 bị cáo không kháng cáo đã có hiệu lực thi hành.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.