Vừa nới lỏng giãn cách, TP. HCM đã có 9.200 doanh nghiệp hoạt động trở lại
Bảo Duy -
07/10/2021 22:59 (GMT+7)
(VNF) - Từ ngày 1/10 đến ngày 6/10, TP. HCM đã có 9.200 doanh nghiệp quay lại hoạt động.
TP. HCM: Đã có 9.200 doanh nghiệp hoạt động trở lại. (Ảnh minh họa)
Chiều 7/10, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.
Tại buổi họp báo, Phó trưởng Ban Phòng chống dịch Covid-19 TP. HCM Phạm Đức Hải cho biết, đến 18 giờ ngày 6/10, có 403.997 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP được Bộ Y tế công bố.
Số bệnh nặng đang thở máy ngày càng giảm, số ca nhập viện luôn thấp hơn số xuất viện những ngày qua, số ca tử vong những ngày gần đây liên tục dưới 2 con số.
Đến ngày 8/10, có 19 quận, huyện và TP. Thủ Đức được đề nghị công nhận kiểm soát dịch (thêm 3 đơn vị so với 4/10: quận 4, Bình Thạnh và Hóc Môn). Còn hai đơn vị là Bình Tân và Bình Chánh chưa được công nhận kiểm soát dịch.
Trả lời câu hỏi về kế hoạch ngành y tế khi lực lượng chi viện y tế cho TP rút về, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết Sở Y tế đang phối hợp các sở ngành tham mưu UBND TP kế hoạch chuyển đổi.
TP đã chuẩn bị từ rất sớm các hoạt động khi các lực lượng do Bộ Y tế huy động vào TP rút về. Một trong những hoạt động đó là hàng ngày, Sở Y tế giao ban các tầng điều trị nhằm nâng cao năng lực điều trị của từng bệnh viện.
Đối với việc tập huấn, đào tạo, hiện nay nhân viên y tế khi tham gia điều trị Covid-19 các tầng cùng các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Trung ương Huế đã phối hợp, có buổi tập huấn đào tạo, để nhân viên ngành y tế không chuyên khoa nhiễm, hồi sức có thể nắm bắt, sẵn sàng tiếp nhận công việc khi lượng lực hỗ trợ rút đi.
Đối với việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh - Xã hội TP Nguyễn Văn Lâm cho biết, đến nay, đã chi trả cho 2.373.049 người ở 21 quận huyện, TP. Thủ Đức. Có 3 quận đã chi trên 90% là Phú Nhuận (96,3%), quận 5 (92,2%), quận 1 (92,5%). Ông Lâm nói từ nay đến ngày 15 theo chỉ đạo UBND TP sẽ kết thúc chi trả đợt 3.
Lao động là bài toán rất lớn đối với TP
Đánh giá về tình hình chung sau một tuần TP. HCM chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP. HCM Phạm Đức Hải cho biết, đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện bình thường mới. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh hoạt động trở lại, đã phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh ngày càng thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Cụ thể, từ ngày 1/10 đến ngày 3/10, số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 5.279 doanh nghiệp. Đến ngày 6/10, con số này đã lên tới 9.200 doanh nghiệp.
Đối với hoạt động ở khu chế xuất - khu công nghiệp, trước ngày 1/10 chỉ có 70.000 lao động trong tổng số 288.000 lao động làm việc (chiếm tỷ lệ 24%); số doanh nghiệp hoạt động là 746/1.412 (gần 53%). Sau 3 ngày TP. HCM nới lỏng giãn cách, đã có 135.000/288.000 lao động làm việc (46%). Số doanh nghiệp hoạt động nâng từ 53% lên 60%. Đến ngày 6/10, có 164.000 lao động làm việc (gần 57%) và số doanh nghiệp hoạt động chiếm 69%.
Tại khu công nghệ cao TP. HCM, trước ngày 1/10, có 25.000 lao động trong tổng số 50.000 lao động ở khu vực này đang làm việc (tỷ lệ 50%). Đến nay, đã có 27.300 công nhân làm việc (gần 55%). Số doanh nghiệp hoạt động là 88/118 (74%).
Theo ông Phạm Đức Hải, những con số đó cho thấy, các hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở khu công nghiệp - khu chế xuất và khu công nghệ cao tiếp tục thu hút nhiều lao động sau khi nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động làm việc mới đạt 55 - 56%. Do đó, lao động chính là bài toán rất lớn đối với TP. HCM.
Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP. HCM Phạm Đức Hải chia sẻ, TP. HCM luôn trân trọng người lao động. TP. HCM đã có nhiều giải pháp chăm lo cho người lao động. Ông Hải cũng cho hay TP và doanh nghiệp rất cần người lao động, đang mời gọi người lao động quay trở lại để tiếp tục hoạt động.
Đối với người lao động có nguyện vọng về quê, ông Phạm Đức Hải cho biết, nếu ai có nguyện vọng muốn về quê thì Bộ Tư lệnh TP. HCM và các cơ quan chức năng sẽ tổ chức cho người lao động về quê theo nhu cầu. Việc này đảm bảo 3 yêu cầu: theo nguyện vọng của người lao động, đảm bảo giữ sức khỏe cho người lao động và đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Ông Hải cho biết, việc tổ chức cho người lao động về quê có ưu tiên người già, phụ nữ mang thai và trẻ em.
Đối với việc lưu thông giữa TP. HCM và các tỉnh lân cận, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM Bùi Hòa An thông tin, TP. HCM đã gửi văn bản tới 4 tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Tây Ninh đề nghị xem xét, hoàn chỉnh dự thảo phương án tổ chức cho người lao động di chuyển giữa TP. HCM và 4 địa phương.
Hiện TP. HCM đã nhận được góp ý của các tỉnh. Tuy nhiên, yêu cầu của các tỉnh lại khác nhau nên chưa thể thống nhất phương án cho người lao động di chuyển giữa TP. HCM và cả 4 tỉnh. Vì vậy, TP. HCM và 4 tỉnh đang trao đổi lại, sẽ thống nhất phương án di chuyển theo hướng giữa TP. HCM và từng tỉnh cụ thể, thực hiện từ ngày 8/10.
(VNF) - Hãng hàng không VietJet dự kiến sẽ ký một thỏa thuận tài chính trị giá 200 triệu USD với đối tác của quỹ đầu tư KKR tại Washington vào tuần tới, với sự tham dự của Boeing và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
(VNF) - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị cáo buộc có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.
(VNF) - Chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đầu tư công nổi lên như một điểm sáng tích cực có thể bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
(VNF) - Về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hoá Việt Nam, ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết sẽ có một số mặt hàng không phải chịu thuế đối ứng như nhựa và các sản phẩm nhựa; hóa chất; gỗ và các mặt hàng gỗ; đồng và các sản phẩm đồng; thép, máy điện và thiết bị điện.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ chỉ ra 4 lãng phí tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức, với số tiền tạm tính khoảng 1.254,101 tỷ đồng.
(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
(VNF) - VinaCapital cho rằng, đợt bán tháo này mở ra cơ hội cho các nhà quản lý quỹ chủ động mua vào những cổ phiếu có nền tảng vững chắc và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế, với mức định giá hấp dẫn hơn.
(VNF) - Theo Dragon Capital, tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị các thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã đạt 90,3 tỷ USD. Vào ngày 13/3, Việt Nam tiếp tục ký kết thêm một thỏa thuận trị giá 4,15 tỷ USD, đồng thời đang đàm phán các hợp đồng khác với tổng giá trị 36 tỷ USD.
(VNF) - TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đánh giá ,việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để Việt Nam tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.
(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".
(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.
(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.
(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.
(VNF) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ áp mức thuế 46% cho 90% hàng hóa từ Việt Nam là mức thuế rất cao, nhóm chịu tổn thương cao nhất trong các quốc gia. Với mức thuế này, hàng hoá Việt Nam có thể sẽ đắt hơn các đối thủ từ 10-20% và ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của nền kinh tế.
(VNF) - Hãng hàng không VietJet dự kiến sẽ ký một thỏa thuận tài chính trị giá 200 triệu USD với đối tác của quỹ đầu tư KKR tại Washington vào tuần tới, với sự tham dự của Boeing và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.