Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào Ukraine, bắt đầu từ ngày 24/2, đã khiến một nửa số doanh nghiệp của Ukraine phải đóng cửa và nửa còn lại hoạt động dưới công suất cũng như phá hủy một lượng lớn cơ sở hạ tầng.
Anna Bjerde, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Châu Âu và Trung Á cho biết: “Cuộc tấn công của Nga đang giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Ukraine” và mức độ suy giảm kinh tế của Kiev sẽ phụ thuộc vào thời gian và cường độ của cuộc chiến.
"Ukraine cần sự hỗ trợ tài chính lớn ngay lập tức vì nước này đang phải vật lộn để duy trì nền kinh tế của mình và chính phủ đang hoạt động để hỗ trợ các công dân Ukraine đang phải chịu đựng và đương đầu với một tình huống khắc nghiệt", bà Anna cho biết trong một thông cáo báo chí.
Trong khi đó, quốc gia tấn công Ukraine và bị áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt là Nga, nền kinh tế nước này dự kiến sẽ rơi vào suy thoái sâu với sản lượng dự kiến giảm 11,2% trong năm nay.
Chiến tranh và các lệnh trừng phạt đã làm suy yếu khả năng kết nối bằng cách làm gián đoạn các tuyến đường thương mại, đồng thời tăng chi phí vận chuyển và bảo hiểm, làm gia tăng các căng thẳng hiện có trên các chuỗi giá trị toàn cầu và tác động đến một loạt các ngành công nghiệp bao gồm thực phẩm, ô tô, xây dựng, hóa dầu và vận tải.
Cùng với giá hàng hóa cao hơn, các căng thẳng bổ sung trên chuỗi giá trị toàn cầu đang tiếp tục thúc đẩy áp lực lạm phát trên toàn cầu và sẽ có thêm tác động đến các quốc gia trong khu vực.
Các biện pháp trừng phạt đối với Nga cũng đang tác động đến các hệ thống tài chính trong khu vực và hơn thế nữa. Xung đột tiếp diễn có thể sẽ tiếp tục làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư và dòng vốn đầu tư mới cũng như sự mất giá tiền tệ trong khu vực.
Kiều hối từ Nga chiếm gần 30% GDP ở một số nước Trung Á như Cộng hòa Kyrgyzstan và Tajikistan. Khách du lịch Nga và Ukraine là nguồn thu nhập quan trọng của các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia, Moldova, Montenegro và Ba Lan.
Nhìn rộng hơn, nền kinh tế khu vực châu Âu và Trung Á hiện dự kiến sẽ giảm 4,1% trong năm nay, đảo ngược dự báo tăng trưởng 3% trước chiến tranh.
Nhìn chung, cuộc chiến đã ảnh hưởng nặng nề đến "các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển" của châu Âu và Trung Á. Belarus, Kyrgyzstan, Moldova và Tajikistan được dự báo sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay, ngoài Nga và Ukraine, World Bank dự báo.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới lưu ý thêm rằng "đây sẽ là đợt co thắt thứ hai trong nhiều năm và có quy mô lớn gấp đôi so với đợt đại dịch Covid-19 gây ra hồi năm 2020".
Theo tổ chức này, cuộc chiến làm gia tăng những lo ngại hiện có về sự suy giảm kinh tế toàn cầu, nợ nần và lạm phát gia tăng cũng như mức độ nghèo đói tăng đột biến.
Ngân hàng Thế giới tuần trước cũng cảnh báo về tốc độ tăng trưởng chậm hơn và tỷ lệ nghèo gia tăng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với lý do chiến tranh ở Ukraine và các cú sốc kinh tế khác.
Asli Demirgüç-Kunt, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới khu vực Châu Âu và Trung Á cho biết: “Chiến tranh Ukraine và đại dịch đã một lần nữa cho thấy rằng các cuộc khủng hoảng có thể gây ra thiệt hại kinh tế trên diện rộng và làm mất đi nhiều năm thu nhập bình quân đầu người và mức tăng phát triển”.
Bà khuyên các chính phủ trong khu vực chuẩn bị cho sự phân tán thương mại trong khu vực, duy trì tập trung vào việc cải thiện hiệu quả năng lượng và củng cố mạng lưới an toàn xã hội của họ để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất - bao gồm cả người tị nạn.
Xem thêm >> EU cam kết thúc đẩy quá trình kết nạp Ukraine nhanh nhất có thể
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.