'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo “Vượt qua trở ngại” cập nhật tình hình kinh tế tại các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Theo World Bank, sau khi đạt mức tăng trưởng 6,8% năm 2017, số liệu sơ bộ cho thấy tăng trưởng GDP năm 2018 đã lên đến 7,1%, do các hoạt động kinh tế đồng loạt khởi sắc.
Tuy nhiên, World Bank chỉ ra thực trạng: “Bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và các hộ gia đình có tỷ lệ đòn bẩy ngày càng cao – tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam hiện rơi vào khoảng 135%”.
Vì vậy, WB cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương với các cú sốc và nguy cơ gặp áp lực trên thị trường tài chính, đặc biệt khi nợ xấu trước đây chưa xử lý hết và tỷ lệ an toàn vốn còn mỏng ở một số ngân hàng.
Theo World Bank, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước tính tăng 13,2% trong năm 2018 – thấp hơn so với mức 21,8% năm 2017, nhưng cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tăng trưởng thương mại toàn cầu.
Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm mạnh còn 11,1% so với 21,9% năm 2018, cho thấy kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trung gian và phục vụ đầu tư giảm mạnh.
“Hoạt động thương mại sôi động đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất trên thế giới, với tỷ lệ thương mại trên GDP trong năm đạt gần 200%”, World Bank nhận định.
Theo đánh giá của World Bank, vị thế kinh tế đối ngoại vững vàng đã làm giảm áp lực tỷ giá, giúp cho Ngân hàng Nhà nước nâng dự trữ ngoại hối từ mức tương đương 2,1 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2015 lên đến khoảng 2,8 tháng vào cuối năm 2018.
“Xuất khẩu tốt cũng giúp Việt Nam duy trì được thặng dư tài khoản vãng lai trong 8 năm liên tiếp. Thặng dư tài khoản vốn của Việt Nam vẫn ở mức cao do dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn được duy trì ở mức cao”, báo cáo của World Bank chỉ ra.
Tuy nhiên, World Bank bày tỏ quan ngại về sự mất giá thực của tiền đồng, với khả năng gây tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.
Báo cáo của World Bank ghi nhận tình hình tài khóa của Việt Nam đã được cải thiện. Trong cùng kỳ, chi ngân sách ước giảm còn 27,6% GDP trong năm 2018, thấp hơn so với 28,5% năm 2016 và 27,8% năm 2017, chủ yếu do cắt giảm chi đầu tư và hợp lý hóa các nội dung chi có thể chủ động khác.
Tuy nhiên, World Bank cho rằng các biện pháp trên có hiệu quả trong ngắn hạn nhưng lại ảnh hưởng đến đầu tư cần thiết cho hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư công tiếp tục suy giảm có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển dài hạn.
Chính vì vậy, World Bank khuyến nghị Việt Nam cam kết tăng cường kỷ luật, kỷ cương ngân sách nhằm tạo dư địa tài khóa để duy trì những nội dung đầu tư quan trọng về hạ tầng và chi tiêu cho các dịch vụ công thiết yếu.
Theo World Bank, để củng cố tình hình tài khóa, Việt Nam cần tập trung kiềm chế tăng chi thường xuyên, đồng thời phải ổn định được kết quả thu.
Trong ngắn hạn, World Bank dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ chững lại còn 6,6% năm 2019, do tín dụng được thắt chặt, tiêu dùng tư nhân giảm đà và nhu cầu bên ngoài yếu hơn.
Nhìn về trung hạn, World Bank dự báo tăng trưởng sẽ xoay quanh mốc 6,5% do tác động tăng theo chu kỳ như hiện này sẽ giảm dần.
Nhìn từ trong nước, World Bank cho rằng các nỗ lực tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng bị trì hoãn có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình tài chính – vĩ mô, làm suy giảm triển vọng tăng trưởng và tạo ra các nghĩa vụ cho khu vực công.
Theo đánh giá của World Bank, nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương với những biến động tiếp theo của nền kinh tế toàn cầu do độ mở cửa thương mại lớn, dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa còn tương đối hạn chế.
“Sức cầu bên ngoài yếu đi và biến động tài chính tăng lên càng đòi hỏi phải tiếp tục tập trung quản lý kinh tế vĩ mô theo hướng chủ động và thận trọng nhằm đối phó với những cú sốc bất lợi có thể xảy ra trong cả ngắn hạn và trung hạn”, báo cáo của World Bank chỉ ra.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.