'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại hội thảo về mô hình tăng trưởng tổ chức sáng 20/3 tại Hà Nội, TS Vũ Viết Ngoạn đã trình bày báo cáo về mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045.
Theo TS Vũ Viết Ngoạn, 2021 – 2030 là giai đoạn cực kì quan trọng, có tính quyết định đến việc Việt Nam có thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình hay không. Do đó, đây là giai đoạn được xác định là “bứt phá” với tốc độ tăng trưởng GDP dự tính phải đạt 7 – 7,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,3% của giai đoạn 2011 – 2020.
Trong giai đoạn này, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao (4.859 USD/người/năm) vào năm 2030 và trở thành nước thu nhập cao (12.642 USD/người/năm) vào năm 2045.
Quan điểm phát triển của giai đoạn này được xác định là: nhanh, bền vững và hài hòa; công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhân tố bứt phá cho tăng trưởng kinh tế; nhà nước tạo không gian phát triển và sức bật mới cho lực lượng sản xuất.
Theo TS Vũ Viết Ngoạn, mô hình tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 dựa chủ yếu vào đầu vào. Đến nay, mô hình này đã đến ngưỡng, các lợi thế so sánh dựa vào thâm dụng lao động, xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo đang giảm dần. Trong khi đó, cách mạng công nghệ mang tính đột phá đang phát triển mạnh, buộc các nền kinh tế phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
TS Ngoạn cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến các nền kinh tế sập bẫy thu nhập trung bình là chậm chuyển sang mô hình tích lũy tri thức, năng lực công nghệ. Hệ quả của điều này là TFP không tăng khi vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư giảm và quốc gia không vượt qua ngưỡng chuyển tiếp công nghệ.
Dẫn số liệu từ Barry và cộng sự (năm 2017), TS Ngoạn chỉ ra rằng điều làm nên sự khác biệt giữa các quốc gia thành công và không thành công là TFP. Cụ thể, các nền kinh tế mắc bẫy thu nhập trung bình có TFP trung bình là 0,4%, trong khi đó các nền kinh tế vượt bẫy thành công có TFP lên tới 1,2%.
TFP của Việt Nam hiện nay thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia thành công. Và để thành công trong giai đoạn 2021 – 2045, TFP của Việt Nam phải tăng 2,67%.
TS Ngoạn khẳng định động lực tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới chính là sự đột phá về tăng năng suất.
Và đặc trưng của mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2030 sẽ là: chuyển dần từ thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn và tri thức; chuyển dần từ lượng sang chất; thúc đẩy công nghệ, sáng tạo, tinh thần doanh nhân chiếm vị trí trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng.
Dựa trên các phân tích trên, TS Vũ Viết Ngoạn đã đưa ra mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2030. So với mô hình cũ, điểm khác biệt của mô hình mới là giai đoạn “thu nhập trung bình thấp” và giai đoạn “thu nhập trung bình cao” được bổ sung thêm các yếu tố mới.
Cụ thể, ở giai đoạn “thu nhập trung bình thấp”, mô hình cũ chỉ nhấn mạnh tới việc tích lũy vốn, trong khi đó mô hình mới có thêm yếu tố tích lũy năng lực công nghệ.
Ở giai đoạn “thu nhập trung bình cao”, mô hình cũ chỉ nói tới tích lũy năng lực công nghệ còn mô hình mới bổ sung thêm yếu tố “bán thâm dụng vốn, công nghệ”.
Gút lại, TS Ngoạn nhấn mạnh yếu tố then chốt của mô hình tăng trưởng mới là tích lũy năng lực công nghệ và tích lũy vốn; động lực tăng TFP là tăng năng suất nội ngành và tạo doanh nghiệp mới/ngành mới; trọng tâm chính sách là xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
Để hiện thực hóa mô hình này, hai điều kiện quan trọng là: xây dựng chiến lược công nghệ với các tiếp cận hiện đại và xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Theo TS Ngoạn, nếu thúc đẩy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, GDP năm 2030 của Việt Nam có thể tăng thêm 60,6 tỷ USD; còn tới năm 2045, GDP có thể tăng thêm 168,6 tỷ USD, tăng thêm 1,1% hàng năm.
Đổi mới sáng tạo được hiểu là sử dụng tri thức để phát triển và ứng dụng ý tưởng mới, thay đổi sản xuất và quản lý, thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đổi mới sáng tạo bao hàm cả tiếp thu, phát minh, truyền bá, ứng dụng tri thức một cách có hiệu quả, qua đó nâng cao hiệu quả, năng suất, sức cạnh tranh của quốc gia/doanh nghiệp. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.