'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Nghị quyết số 42/2017/QH14 được ban hành thể hiện tư duy thay đổi của cơ quan lập pháp khi cho rằng nợ xấu là của nền kinh tế chứ không của riêng ngành Ngân hàng.
Các tổ chức tín dụng đã chủ động trong xử lý nợ xấu, khẳng định được quyền của chủ nợ trong giao dịch dân sự vay trả. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành đã giảm xuống còn 2,18%, trong đó nợ xấu xử lý qua VAMC đạt 310.517 tỷ đồng, tương đương hơn 40% tổng nợ xấu.
Dù vậy, lãnh đạo các tổ chức tín dụng, những thành viên trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu vẫn thừa nhận những khó khăn phát sinh. Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Trần Văn Dự cho biết: Bộ Tài chính đã có Văn bản 4606/BTC-TCT ngày 20-4-2018 về quán triệt thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, nhưng nội dung văn bản chưa hướng dẫn chi tiết về việc nộp thuế khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, nên tổ chức tín dụng vẫn khó khăn khi bán tài sản bảo đảm. Thực tế là có trường hợp tài sản bảo đảm đã bán, nhưng người mua chưa được sở hữu tài sản vì chủ cũ chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế...
Ông Trần Văn Dự cũng cho rằng, Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã trao quyền cho ngân hàng thu giữ tài sản, nhưng nhiều trường hợp, chính quyền địa phương chưa vào cuộc mạnh mẽ.
Đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lại nhận định, Nghị quyết số 42/2017/QH14 tái lập quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên nhận tài sản bảo đảm, song khi khách hàng cố tình chống đối, các tổ chức tín dụng vẫn phải khởi kiện khách hàng ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để được quyền xử lý tài sản bảo đảm thông qua thi hành án. Như vậy, các tổ chức tín dụng chỉ thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm thành công đối với một số trường hợp nhất định như khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương mà tài sản bảo đảm không có tranh chấp; tài sản bảo đảm là đất trống…
Trên thực tế, các cơ quan chức năng (UBND, cơ quan công an…) tại một số địa phương còn tâm lý e dè, chưa thực sự muốn phối hợp, tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm. Đó là chưa kể tổ chức tín dụng cũng có vướng mắc về việc xử lý thuế liên quan đến tài sản bảo đảm. Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định rõ thứ tự ưu tiên thanh toán nợ được bảo đảm của các tổ chức tín dụng, trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên đến nay, Tổng cục Thuế chưa có hướng dẫn nội bộ về nội dung này, gây khó khăn cho việc bàn giao, chuyển quyền cho người mua được tài sản bảo đảm.
Đại diện các tổ chức tín dụng đều có chung kiến nghị các bộ, ngành sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về một số nội dung như hướng dẫn chi tiết về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng khi tài sản bảo đảm đang có người sinh sống, thu giữ tài sản bảo đảm là nhà xưởng, dây chuyền máy móc thiết bị đang được vận hành, sản xuất. Ngoài ra, cần quy định rõ trách nhiệm thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm của chính quyền địa phương các cấp và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.