Xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nút thắt là tài sản đảm bảo
Thúy Hà -
30/04/2019 09:09 (GMT+7)
Các chuyên gia cho rằng, để quá trình xử lý nợ xấu mang lại hiệu quả cao hơn, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cần nhanh chóng, chủ động, tích cực tháo gỡ các vướng mắc.
Kết quả xử lý nợ xấu năm 2018 rất khả quan. Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV)
Đến nay, Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu (Nghị quyết 42) đã đi được hơn 1/3 chặng đường thực hiện. Dù kết quả đã đạt được là khá rõ nét, nhưng theo các chuyên gia và những người thực hiện xử lý nợ trực tiếp thì vẫn còn một số vướng mắc cần được tháo gỡ để Nghị quyết 42 phát huy hiệu quả cao hơn...
Đi vào thực chất
Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu được ban hành và hiệu lực từ 15/8/2017 đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành lang pháp lý xử lý nợ xấu. Nghị quyết đã tháo gỡ nhiều vướng mắc trong xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đó là khẳng định quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng và công ty mua bán tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC); cho phép mua bán nợ-xấu và tài sản đảm bảotheo giá thị trường; cho phép Tòa án áp dụng thủ tục để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực đánh giá cách thức quản lý, theo dõi, đánh giá nợ xấu có bước tiến rõ nét làm động lực thúc đẩy xử lý nợ xấu theo hướng chủ động và thực chất hơn. Theo đó, tại Đề án 1058 về "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020," mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu gộp (gồm nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn) về mức 3% đến năm 2020 đã được đưa ra thay cho chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu thường thấy trước đây.
Cũng theo ông Lực, việc đưa ra mục tiêu tỷ lệ nợ xấu gộp đã giúp cho công tác quản lý nợ xấu tại các cơ quan quản lý cũng như tổ chức tín dụng đi vào thực chất hơn, tạo động lực và cả áp lực đối với hệ thống các tổ chức tín dụng trong việc tích cực, chủ động xử lý nợ xấu.
Chính vì vậy, tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng đã giảm xuống mức 1,89% (so với mức 1,99% cuối năm 2017 và 2,46% cuối năm 2016) và tỷ lệ nợ xấu gộp khoảng 6,67% tổng dư nợ, giảm mạnh so với mức 10,08% vào cuối năm 2016 và 7,36% cuối năm 2017.
Tại buổi công bố kết quả hoạt động quý 1, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối tháng Một, ước tính toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 204.400 tỷ đồng nợ xấu, ước đạt trên 40,1% tổng số nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42. Riêng năm 2018 đã xử lý được 113.400 tỷ đồng, trong đó xử lý nợ xấu nội bảng ước đạt 117.200 tỷ đồng.
Bà Hồng cho biết, kết quả xử lý nợ xấu như vậy là rất khả quan. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đang được duy trì dưới 2%.
Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh, đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Còn nhiều vướng mắc
Theo bà Hồng, ngay sau khi có Nghị quyết 42, những vướng mắc, khó khăn trong xử lý nợ xấu đã được khắc phục một phần cơ bản. Tuy nhiên bà Hồng cũng thừa nhận một thực tế “vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, chủ yếu là những vấn đề liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo.”
Chủ tịch Hội đồng quản trị VAMC Nguyễn Tiến Đông cho biết, hiện tại, VAMC cũng như tổ chức tín dụng đang gặp một số vướng mắc trong quá trình triển khai theo Nghị quyết 42.
Đơn cử, việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn rất hạn chế, thứ tự ưu tiên xử lý trong vụ việc có nhiều tài sản thi hành án được hiểu và áp dụng khác nhau. Trong chuyển nhượng dự án bất động sản cũng gặp vướng mắc. Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương vẫn chưa đồng đều do cách hiểu khác nhau, nên có nơi hỗ trợ rất tốt, nhưng có nơi vẫn chưa tích cực...
Ông Đông nhấn mạnh, giải quyết những vấn đề lớn này cần sự vào cuộc chung của toàn hệ thống để chỉnh sửa kịp thời các quy định được đặt ra như Bộ Tài chính có quy định cụ thể về nghĩa vụ thuế như thế nào, Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn chuyển nhượng dự án bất động sản ra sao...
Một điểm nữa mà hầu hết các vụ việc đều có liên quan là quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng - nội dung được xem là một trong những đột phá của Nghị quyết 42, nhưng việc áp dụng trong thực tế lại không hề đơn giản.
Theo Nghị quyết 42, quyền thu giữ tài sản bảo đảm đi kèm với điều kiện hồ sơ thế chấp phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ tài sản bảo đảm, trong khi đó tính đến thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực, nhiều hợp đồng thế chấp chưa có điều khoản này. Vì vậy, các tổ chức tín dụng cần đàm phán với bên vay để điều chỉnh hợp đồng.
Ngoài ra, ngay cả với những khoản vay đáp ứng được điều kiện này thì việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng vẫn cần đến sự hỗ trợ của cơ quan công an các cấp. Tuy nhiên, đến nay Bộ Công an vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về cơ chế, cách thức thực hiện cưỡng chế đối với các trường hợp bên bảo đảm chống đối, không hợp tác. Do đó, việc thu giữ tài sản bảo đảm thành công hay không hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của bên vay (bên bảo đảm).
Các chuyên gia cho rằng, để quá trình xử lý nợ xấu và thực hiện Nghị quyết 42 mang lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng yêu cầu đề ra, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cần nhanh chóng, chủ động, tích cực tháo gỡ các vướng mắc nêu trên. Đồng thời, cần nghiêm túc thực hiện đánh giá kết quả thực hiện giữa kỳ vào thời điểm cuối năm 2019...
(VNF) - Sau Techcombank, VIB, VPBank và MB, TPBank là ngân hàng tiếp theo gia nhập cuộc chơi tài trợ cho các show ca nhạc khi trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình âm nhạc thực tế "Em xinh say hi".
(VNF) - Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
(VNF) - Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.
(VNF) - Theo chuyên gia FPT Digital, công nghệ giúp tăng tốc độ xét duyệt, giảm thiểu rủi ro, nhưng bài toán cân bằng giữa tự động hóa và yếu tố con người vẫn là một thách thức lớn đối với các tổ chức tài chính.
(VNF) - Ngân hàng sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) để tăng vốn cấp 2 nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng như định hướng của Chính phủ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động được kiểm soát để không tăng.
(VNF) - Tỷ giá VND/USD đang tăng nóng, vượt 26.000 đồng/USD và vẫn đối mặt với nhiều áp lực. Giảm lãi suất là 'bài toán khó' với các ngân hàng. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Ngoài đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gấp 2 lần so với năm 2024, ABBank còn đề ra kế hoạch bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2027 trong kỳ ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
(VNF) - Lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của nhiều ngân hàng được dự đoán sẽ tăng trưởng tích cực khi được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến tăng trưởng tín dụng.
(VNF) - HĐQT của NCB đã trình cổ đông phương án tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng thông qua việc chào bán 700 triệu cổ phiếu riêng lẻ, nâng vốn điều lệ từ 11.780 tỷ đồng như hiện tại lên 19.280 tỷ đồng trong năm nay.
(VNF) - Tín dụng tại Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên tăng mạnh, tập trung vào nông nghiệp, DN nhỏ, xuất khẩu, kiểm soát rủi ro BĐS.
(VNF) - Chỉ trong hai tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của TPBank đã đạt gần 1.430 tỷ đồng, phản ánh đà tăng trưởng mạnh mẽ và chiến lược kinh doanh hiệu quả.
(VNF) - Ngày 28/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025. Đại hội đã thông qua các quyết sách quan trọng như: mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng, tiếp tục chia cổ tức 25%, tăng vốn điều lệ lên hơn 18.000 tỷ đồng, phát hành trái phiếu chuyển đổi tối đa 2.000 tỷ đồng, mở rộng mạng lưới ra nước ngoài…
(VNF) - Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức. Giải thưởng tiếp tục là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của TPBank trong việc tối ưu trải nghiệm và nâng cao hiệu quả vận hành cho khách hàng doanh nghiệp.
(VNF) - Sau thành công của gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, VIB đã chính thức ra mắt gói vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.
(VNF) - Theo các chuyên gia của SSI, việc luật hóa Nghị quyết 42 sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay bán lẻ lớn – những ngân hàng thường phải xử lý hàng loạt khoản vay nhỏ – sẽ là bên hưởng lợi nhiều nhất.
(VNF) - Vietcombank vừa hoàn tất phát hành hơn 2,76 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ cao kỷ lục, nâng vốn điều lệ lên hơn 83.500 tỷ đồng, dẫn đầu hệ thống ngân hàng.
(VNF) - Phó Thống đốc NHNN cho biết, sắp tới sẽ có thay đổi lớn liên quan đến nghị định sàn giao dịch tiền ảo và khẳng định ngân hàng sẽ có vai trò lớn trên sàn giao dịch tiền ảo.
(VNF) - Agribank sắp đấu giá khoản nợ gần 134 tỷ đồng của chủ nhà hàng nổi Elisa. Đây là nhà hàng nổi lớn nhất Việt Nam có sức tiếp nhận 1.000 khách cùng một lúc.
(VNF) - NHNN nhận định việc luật hóa Nghị quyết 42 nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn nhằm xử lý các vướng mắc, khó khăn đã và đang cản trở các ngân hàng.
(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa ra mắt gói vay mua nhà dành cho khách hàng trẻ với lãi suất chỉ từ 5%/năm. Gói vay này cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ của ABBANK trong việc đồng hành cùng khách hàng trên hành trình an cư và ổn định tài chính lâu dài.
(VNF) - Lãi suất huy động đồng loạt giảm, lãi suất cho vay cũng đang ở mức rất thấp. Tuy nhiên, dư địa giảm lãi suất còn hạn hẹp. Các ngân hàng đang gặp khó khi vừa muốn cho vay với lãi suất thấp vừa đảm bảo lợi nhuận cho người gửi tiền.
(VNF) - BIDV tiếp tục rao bán lần thứ 5 khoản nợ của Công ty CP phần Hằng Hà. Khoản nợ này được đảm bảo bằng tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản hình thành từ dự án Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Đức Giang.
(VNF) - Sự bùng nổ về công nghệ khiến hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, khó lường. Các tổ chức tài chính cũng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ để nhận diện và ngăn chặn tội phạm lợi dụng hệ thống ngân hàng làm kênh rửa tiền.
(VNF) - Sau Techcombank, VIB, VPBank và MB, TPBank là ngân hàng tiếp theo gia nhập cuộc chơi tài trợ cho các show ca nhạc khi trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình âm nhạc thực tế "Em xinh say hi".
(VNF) - Dự án Sun Urban City 35.000 tỷ đồng của Sun Group đang bước vào giai đoạn hoàn thiện để kịp vận hành công viên nước Sun World dịp 30/4 cũng như bàn giao những căn hộ đầu tiên vào tháng 6.