Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cụ thể, dữ liệu theo dõi tàu biển do Bloomberg tổng hợp cho thấy xuất khẩu LNG từ Nga đã tăng 1,1% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất kể từ tháng 3.
Điều đó hoàn toàn trái ngược với việc dòng chảy khí đốt qua đường ống tới châu Âu giảm mạnh sau khi Nga và phương Tây leo thang căng thẳng do xung đột tại Ukraine.
Trong khi gần một nửa lượng khí đốt trên tàu biển vẫn đang trong quá trình vận chuyển, dữ liệu cho thấy các quốc gia nhập khẩu hàng đầu khí LNG từ Nga là Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản.
Hiện tại chưa có bất kỳ biện pháp trừng phạt trực tiếp nào đối với LNG của Nga nhưng sự gia tăng nhập khẩu cho thấy nhu cầu nhiên liệu này vẫn còn mạnh mẽ khi mùa đông tới gần. Thời tiết lạnh giá dự kiến sẽ thúc đẩy tiêu thụ và thắt chặt nguồn cung khí đốt toàn cầu.
Thời gian gần đây, một số công ty và chính phủ đang ngừng mua thêm hoặc ngừng hẳn việc nhận khí đốt từ Nga. Đơn cử như Anh, nước này không nhập khẩu LNG từ Nga sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra hồi tháng 2 và sẽ cấm hoàn toàn sản phẩm này từ tháng 1/2023.
Trong khi đó, các thương lái cho biết khách hàng Trung Quốc đang tích cực mua LNG của Nga để tận dụng mức giá chiết khấu tại thị trường giao ngay.
Dù nhập khẩu khí đốt qua đường ống đã giảm xuống mức tối thiểu, nhưng Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục nhập khẩu LNG từ Nga, được vận chuyển bằng những con tàu khổng lồ. Mới đây, tờ Teknoblog của Nga trích dẫn thông báo từ đại diện Ủy ban châu Âu Tim McPhie cho hay trong 3 quý của năm nay, Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu 15 tỷ m3 LNG từ Nga.
Một số nước thuộc EU trước đây không nhập khẩu hoặc chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ khí đốt tự nhiên từ Nga thì nay cũng thường xuyên nhận được các lô hàng LNG từ nước này.
Đây được xem là một phần trong nỗ lực liên tục của EU nhằm thay thế khí đốt chảy qua đường ống bằng khí đốt ở dạng hóa lỏng. EU cũng đã nhập khẩu lượng lớn LNG từ Mỹ và Qatar.
Ở động thái liên quan, mới đây, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của tập đoàn này cho các quốc gia châu Âu (ngoài khối SNG) giảm 42,6% trong 10 tháng qua so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, xuất khẩu khí đốt của Gazprom sang Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia (Power of Siberia) tiếp tục tăng trưởng theo hợp đồng song phương dài hạn mà phía tập đoàn Nga ký kết với đối tác Trung Quốc.
Xem thêm >> Nga tuyên bố không để yên việc châu Âu im lặng trước vụ tấn công Nord Stream
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.