Doanh nghiệp gặp khó khi chuyển đổi số: 'Không thiếu tiền, chỉ thiếu cơ chế'

Ngọc Lưu - 11/01/2022 12:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thực tế đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó rào cản lớn nhất chính là chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ. Mặc dù vậy các chuyên gia kinh tế cho rằng rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp không phải là tiền mà là thể chế.

VNF
GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng nhà nước nên làm nhanh thể chế để doanh nghiệp chuyển đổi số thuận lợi hơn.

Trình bày tham luận tại hội thảo "Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022", do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức vào sáng 11/1, bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mô hình kinh doanh và sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới.

Theo bà Thủy, về cơ bản, quá trình chuyển đổi số sẽ giúp phát triển mô hình kinh doanh và sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường; giúp phát triển kênh bán hàng, mở rộng tập khách hàng và phân phối đến các thị trường tiềm năng.

Ngoài ra, chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm khách hàng; cho phép thực hiện mô hình kinh doanh không tiếp xúc, tiếp tục kinh doanh trong bối cảnh Covid-19.

Tuy vậy theo bà Thủy, các doanh nghiệp vẫn gặp phải một số rào cản, khó khăn khi chuyển đổi số như chi phí đầu tư cao; hạ tầng công nghệ thông tin kém phát triển; giải pháp về rủi ro an ninh mạng khó tiếp cận; nguồn nhân lực chuyển đổi số hạn chế...

Phát biểu tại hội thảo, TS Cấn Văn Lực đánh giá đại dịch Covid-19 chính là chất xúc tác đối với quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Do đó, quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức nào nắm bắt, chủ động trong xu thế này sẽ có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ. 

Cũng theo ông Lực, nhiều dịch vụ tài chính số mới nổi lên như ngân hàng mở (Open banking) trên nền tảng API (application programming interface); cho vay ngang hàng (P2P lending); huy động vốn cộng đồng (crowd funding); chứng khoán số (digital securities); bảo hiểm số (InsurTech); bất động sản số (Proptech); tài sản/tiền mã hóa/kỹ thuật số (cryptoassets/currencies....).

Mặc dù vậy, TS Cấn Văn Lực đánh giá rào cản lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số không phải là tài chính là là thể chế pháp lý còn thiếu. Ông lấy ví dụ như lĩnh vực Fintech, dù đã được thảo luận và đề xuất rất nhiều lần nhưng mãi mới đây, cơ quan quản lý nhà nước mới ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech.

Nêu kiến nghị tại hội thảo, TS Cấn Văn Lực cho rằng cơ quan nhà nước cần sớm sửa đổi Luật giao dịch điện tử; xây dựng khung pháp lý (gồm cả sandbox) cho các hoạt động kinh doanh số, tài sản số; quy định về quản lý dữ liệu và chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Ông Lực cũng cho rằng cần có quy định, chính sách bảo vệ người tiêu dùng tài chính (gồm cả tài chính số); tăng cường đầu tư hạ tầng số, nguồn nhân lực số, đầu tư AI, R&D, an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao và tài chính số...

Hội thảo "Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022", do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức vào sáng 11/1.

Đồng quan điểm với TS Cấn Văn Lực, TS Võ Trí Thành cho biết cách đây 3 năm, Việt Nam bắt đầu sử dụng thuật ngữ chuyển đổi số. Tuy nhiên đến bây giờ nhận thức có chuyển biến, nhưng hành động vẫn mang tính phong trào, bước đầu chỉ có chút khởi sắc.

Theo ông Thành, mục tiêu 30.000 doanh nghiệp chuyển đổi số mỗi năm so với 800.000 doanh nghiệp đã ít, con số đạt được là 16.000 doanh nghiệp lại càng hạn chế. Trong đó, 1.000 doanh nghiệp lớn công nghệ số còn quá xa vời, do đó Việt Nam vẫn là nước trung bình về chuyển đổi số trong khối ASEAN.

TS Võ Trí Thành cũng cho rằng để chuyển đổi số tốt cần có những yếu tố cốt lõi như tư duy nhận thức của người đứng đầu, cuộc cách mạng về thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng và tinh thần doanh nghiệp sáng tạo.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, GS.TSKH Nguyễn Mại đánh giá hoạt động chuyển đổi số hiện nay "thể chế không đáp ứng được mục tiêu". Theo ông Mại, mục tiêu của Đại hội XIII, đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. Tuy nhiên, năm 2022 mới có luật đầu tiên được thông qua, đến giữa 2023 mới thực hiện được.

"Vừa qua, Quốc hội họp thông qua 8 luật, nhưng phút cuối nhiều doanh nghiệp gọi trực tiếp ý kiến về điều 4 của Luật Đầu tư xin thay đổi và tôi không hiểu sao Quốc hội lại như vậy trong lĩnh vực chuyển đổi số? Tôi cho rằng, cách làm luật hiện nay của chúng ta luôn chậm và không đáp ứng được thời cuộc của đất nước", GS.TSKH Nguyễn Mại nói.

Theo đánh giá của GS.TSKH Nguyễn Mại, doanh nghiệp nhỏ và vừa rất muốn chuyển đổi số nhưng không thể làm được vì không có điều kiện để chuyển đổi, khác với doanh nghiệp lớn có điều kiện thực hiện chuyển đổi số. Như vậy, 92% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là câu chuyện của Chính phủ, các bộ ngành quan tâm, giúp đỡ họ tự chuyển đổi số, chứ không phải đưa khuyến nghị để họ tự làm được.

Ông Mại cho rằng việc bây giờ phải làm chính là đào tạo doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thay đổi theo hướng tự vận động và làm thế nào doanh nghiệp chủ động trong việc tiếp cận các tập đoàn lớn. Các doanh nghiệp lớn cũng phải có trách nhiệm với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

"Tóm lại, nhà nước nên làm nhanh thể chế, đồng thời nên có cách tiếp cận để doanh nghiệp tự chuyển đổi số, họ cần gì thì hướng dẫn họ", GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

(VNF) - Tìm phương án cân đối nguồn vốn đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh cần huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công - tư, phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

(VNF) - Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 60,9km. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định là 27,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 33,3km.

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

(VNF) - Trước mắt, lãnh đạo Chính phủ đồng ý giao VEC lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành.

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.