Lo sợ trừng phạt: Ấn Độ 'quay xe' từ bỏ dầu Nga qua mua hàng Mỹ

Mộc An - 19/03/2024 15:49 (GMT+7)

(VNF) - Dòng chảy dầu thô của Nga sang Ấn Độ tăng mạnh khi chiến sự tại Ukraine nổ ra và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) vẫn là nhà cung cấp lớn nhất cho quốc gia Nam Á này, nhưng các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn của Mỹ đã khiến dòng chảy này bị tắc nghẽn.

Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang trên đà tiêu thụ nhiều dầu thô của Mỹ nhất trong gần một năm sau khi việc thực thi chặt chẽ hơn các lệnh trừng phạt của Mỹ đã cản trở hoạt động thương mại với Nga và buộc các nhà chế biến phải tìm kiếm nguồn cung ở nơi khác. 

Ấn Độ tích cực nhập khẩu dầu từ Mỹ.

Các thương nhân cho biết Tập đoàn Dầu khí Bharat thuộc sở hữu nhà nước và Tập đoàn Dầu Ấn Độ, cùng với nhà máy lọc dầu tư nhân hàng đầu Reliance Industries Ltd., đã mua khoảng 7 triệu thùng dầu thô Mỹ giao vào tháng 4. Theo Kpler, đó sẽ là khối lượng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 5 năm ngoái.

Theo các thương nhân, hầu hết dầu thô Mỹ mua trong tháng này là dầu thô West Texas Middle Midland (WTI Midland) và chi phí vận chuyển đắt hơn so với các thùng dầu từ Trung Đông. Dầu Sokol của Nga, có thể so sánh với WTI Midland, bị ảnh hưởng nặng nề nhất do sự gián đoạn.

Các quan chức nhà máy lọc dầu Ấn Độ giấu tên cho biết WTI Midland có thể sản xuất nhiều xăng và dầu diesel hơn. Đây đều là những loại nhiên liệu dự kiến ​​sẽ có mức tiêu thụ cao hơn trong những tháng tới do sự di chuyển của người dân tham gia bầu cử địa phương, sản xuất điện tăng và vào đợt thu hoạch mùa màng.

Ông Dylan Sim, nhà phân tích tại công ty tư vấn công nghiệp FGE cho biết: “Với những vấn đề phải đối mặt khi nhập khẩu dầu Sokol, không có gì ngạc nhiên khi các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang chuyển sang sử dụng WTI Midland của Mỹ như một giải pháp thay thế thích hợp”.

Theo ông Sim, dầu thô của Mỹ chiếm 10% lượng nhập khẩu của Ấn Độ vào năm 2021 nhưng đã giảm xuống mức thấp nhất là 4% trong hai năm qua khi Nga mở rộng thị phần.

Các loại dầu thô khác của Nga bao gồm Urals từ các cảng phía tây của quốc gia này cũng bị ảnh hưởng bởi việc thực thi lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn. Hai tàu chở dầu chở loại này đã không hoạt động ngoài khơi bờ biển Ấn Độ trong nhiều tuần nay.

Theo dữ liệu Kpler do Bloomberg tổng hợp, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Ấn Độ vào tháng trước ở mức khoảng 40 triệu thùng - hay gần 30% tổng lượng dầu và khí ngưng tụ mua vào của cả nước. Trong suốt năm 2023, thị phần của Nga trên thị trường Ấn Độ chiếm trung bình 39%.

Theo Statista, Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, chiếm hơn 12% sản lượng dầu thô toàn cầu và ngành năng lượng được coi là huyết mạch quan trọng đối với nền kinh tế của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vào tháng 3/2022, vài tuần sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, ông nói rằng động thái này sẽ nhắm vào “huyết mạch chính” của nền kinh tế Nga.

G7, EU và Australia cũng áp đặt mức giá trần cấm các công ty bảo hiểm tài trợ và vận chuyển dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga có giá trên 60 USD/thùng.

Giá dầu lên cao nhất 4 tháng

Giá dầu thô tăng vọt lên 86 USD/thùng trong phiên 18/3, đạt mức cao nhất trong 4 tháng. Các chuyên gia trong ngành cho rằng sự gia tăng đột biến là do dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga.

Giá dầu thô tăng vọt lên 86 USD/thùng trong phiên 18/3, đạt mức cao nhất trong 4 tháng.

Giá dầu Brent chuẩn toàn cầu tương lai đã tăng 4% kể từ tuần trước, giao dịch ở mức 86 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI tăng trên 81 USD/thùng.

Các nhà phân tích thị trường cho biết giá dầu đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 sau khi dữ liệu kinh tế vĩ mô của Trung Quốc vượt quá mong đợi, làm tăng thêm sự lạc quan về nền kinh tế Bắc Kinh.

Các nhà phân tích cũng cho rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga đã làm tăng thêm rủi ro địa chính trị, đẩy giá dầu thô tăng cao. 

Giá dầu thô tăng cũng được củng cố bởi việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và kỳ vọng của các nhà kinh tế về thâm hụt toàn cầu trong năm nay.

OPEC+ vào tháng 10/2022 đã đồng ý cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (tương đương 2% nguồn cung toàn cầu) cho đến cuối năm 2023. Nhóm này sau đó đã đồng ý gia hạn hạn chế đến cuối năm 2024, trong nỗ lực cân bằng thị trường. 

Xem thêm >> Thắng cử vang dội, ông Putin cảnh báo phương Tây về 'một nước Nga táo bạo hơn'

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

(VNF) - Tìm phương án cân đối nguồn vốn đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh cần huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công - tư, phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

(VNF) - Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 60,9km. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định là 27,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 33,3km.

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

(VNF) - Trước mắt, lãnh đạo Chính phủ đồng ý giao VEC lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành.

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.