Lương tối thiểu tại Việt Nam: Đầy nghịch lý!

Thụy Khanh - 13/09/2017 18:04 (GMT+7)

(VNF) – Lương tối thiểu phải gắn liền với năng suất lao động, nhưng tại Việt Nam, lương tối thiểu đã tăng liên tục và không liên quan đến gì năng suất lao động…

VNF
Lương tối thiểu tại Việt Nam đang chứa đựng nhiều nghịch lý

Lương tối thiểu tại Việt Nam không liên quan gì đến năng suất lao động

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Việt Nam đã chứng kiến mức tăng lương tối thiểu tương đối nhanh trong những năm qua. Lương tối thiểu tăng ở mức trung bình hằng năm đạt hai con số trong giai đoạn 2007-2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng.

Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Cụ thể, tỷ lệ lương tối thiểu trên năng suất lao động đã tăng từ 25% (năm 2007) lên 50% (năm 2015).

Xu hướng này không giống như các quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan. Khoảng cách giữa tăng trưởng lương tối thiểu và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đã dãn rộng nhanh hơn so với các quốc gia khác.

Lương tối thiểu tại Việt Nam có tốc độ tăng nhanh hơn năng suất lao động

Theo TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR, lương phải gắn liền với năng suất lao động, "nhưng tại Việt Nam, lương tối thiểu đã tăng liên tục và không liên quan đến gì năng suất lao động cả".

Ông Thành cho rằng lương tối thiểu tăng cao hơn năng suất lao động sẽ khiến việc phân phối hướng về người lao động nhiều hơn. Điều này làm giảm động lực của vốn, giảm tích lũy tư bản, giảm động lực đầu tư và quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng trong dài hạn.

Theo phân tích của VEPR, trong giai đoạn 2004 – 2015, năng suất lao động của Việt Nam đã tăng khá nhanh (đạt 4,4%) tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của lương trung bình còn nhanh hơn, đạt 5,8%.

Điều này ngược với các nước như Trung Quốc (tốc độ tăng năng suất là 9,1%, tốc độ tăng lương trung bình là 8,8%), Indonesia (tốc độ tăng năng suất là 3,6%, tốc độ tăng lương trung bình là 2,6%), Singapore (tốc độ tăng năng suất là 1,8%, tốc độ tăng lương trung bình là 1,2%)…

Tăng trưởng lương trung bình tại Việt Nam cũng cao hơn tăng trưởng năng suất lao động

"Trung Quốc đang đi theo con đường của Nhật Bản trong những năm 60, duy trì tiền lương thấp hơn năng suất. Điều này giúp tăng lợi nhuận của giới chủ, tăng tích lũy tư bản. Việt Nam không làm được điều này. Việt Nam điều chỉnh lương cao hơn năng suất lao động, do đó động cơ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn sẽ bị giảm và các vấn đề về đầu tư sẽ nảy sinh. 

Chúng ta cứ tăng lương tối thiểu để làm hài lòng một tầng lớp quần chúng rất đông đảo, nhưng chúng ta không đếm xỉa gì đến ảnh hưởng với kinh tế, vậy thì chúng ta sẽ như thế nào", ông Thành đặt câu hỏi.

Lương tối thiểu không thể bảo vệ người lao động

Theo phân tích của TS Futoshi Yamauchi – Chuyên gia Kinh tế Ngân hàng Thế giới, một cách tổng quát, tăng lương tối thiểu sẽ làm tăng lương trung bình. Theo đó, lương tối thiểu tăng 1% thì lương trung bình tăng 0,32%.

Lương tối thiểu cũng tác động đến lao động và lợi nhuận. Cụ thể, lương tối thiểu tăng 1% thì lao động giảm 0,13% và tỷ lệ lợi nhuận (lợi nhuận/doanh thu) giảm 2,3 điểm %.

Ở mức độ doanh nghiệp, tăng lương tối thiểu khiến tốc độ tăng trưởng lao động suy giảm. Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều lao động, tốc độ giảm càng mạnh. Chẳng hạn với doanh nghiệp có 100 lao động, nếu lương tối thiểu tăng 1% thì tăng trưởng lao động giảm 0,2% (con số này ở doanh nghiệp có 50 lao động là 0,1%).

Hệ quả tất yếu của việc này là chi phí đầu tư cho máy móc tăng lên. Ví dụ với doanh nghiệp dệt may có cường độ vốn 50 (ví dụ giá trị sổ sách tài sản cố định là 6,3 tỷ đồng, 125 lao động), khi lương tối thiểu tăng 1%, đầu tư cho máy móc tăng 2,4%.

Như vậy, các phân tích này đã cho thấy khi lương tối thiểu tăng, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ bị co lại. Phản ứng với điều này, doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm lao động và tăng cường đầu tư máy móc để thay thế.

Ở khía cạnh khác, TS Nguyễn Tiến Dũng – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: một cách tổng quát, người lao động trình độ học vấn thấp, không có hợp đồng lao động và không có bảo hiểm xã hội thường nhận lương thấp hơn lương tối thiểu. Ngoài ra, hệ thống lương tối thiểu hiện tại cũng không bao gồm nhóm thiệt thòi và dễ tổn thương trong xã hội.

Bình luận về các phân tích này, TS Nguyễn Đức Thành nói: "Chúng tôi đã chứng minh được rằng các doanh nghiệp có khuynh hướng cắt bỏ lao động khi lương tối thiểu tăng. Còn với các doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ quy định lao động (về bảo hiểm), họ không cắt giảm lao động nhưng cũng sẽ không tăng lương.

"Chúng ta nghĩ rằng lương tối thiểu là để bảo vệ người lao động. Nhưng thực tế khi tăng lương tối thiểu thì nhiều người lại bị đẩy ra khỏi thị trường lao động".

TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR

TS Thành nhấn mạnh: "Lương tối thiểu không có khả năng bảo vệ những người không nhận lương tối thiểu. Hệ thống bảo hiểm và hệ thống hỗ trợ việc làm của chúng ta phải thiết kế theo kiểu khác, không sử dụng lương tối thiểu như một triết lý để bảo vệ người lao động nữa. Bởi anh đã vô tình đẩy nhiều người lao động ra khỏi thị trường và anh không bảo vệ được những người bị đẩy ra đó".

Cơ sở xác định tiền lương tối thiểu chưa phù hợp

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ chế xác định tiền lương tối thiểu hiện nay đang có vấn đề.

Thứ nhất, cách xác định tiền lương tối thiểu bằng cách đo lường mức sống tối thiểu của người lao động là không hợp lý. "Mức sống tối thiểu là một khái niệm tương đối và có thể thay đổi theo thời gian. Việc xác định mức sống tối thiểu mà không tính đến mức sống cụ thể trong nền kinh tế nói chung cũng như trong các khu vực khác của nền kinh tế có thể dẫn đến xác đinh quá cao mức sống tối thiểu. Từ đó dẫn đến xác định tiền lương tối thiểu cao".

Thứ hai là chúng ta không rõ ràng trong việc xác định tiền lương tối thiểu. "Việc các tổ chức khác nhau tham gia vào Hội đồng Tiền lương Quốc gia (sử dụng các tiêu chí khác nhau để đánh giá hay đưa ra các phương án tiền lương) làm giảm khả năng dự báo cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường không biết quy trình xác định tăng lương nên khi Chính phủ công bố mức điều chỉnh vào cuối năm, họ gặp rất nhiều khó khăn", TS Dũng nói.

Cùng chuyên mục
Con trai cựu Chủ tịch Cao su Đắk Lắk rửa tiền như thế nào?

Con trai cựu Chủ tịch Cao su Đắk Lắk rửa tiền như thế nào?

19/02/25 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Bị can Huỳnh Bảo Minh, con cựu Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk bị truy tố về tội tham ô tài sản và rửa tiền.

Quốc hội họp 'chốt' mô hình chính quyền địa phương

Quốc hội họp 'chốt' mô hình chính quyền địa phương

19/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Sáng 19/2, tại phiên làm việc cuối cùng của kỳ họp bất thường, Quốc hội sẽ thông qua loạt chính sách, trong đó có dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương với mô hình chính quyền đô thị và nông thôn.

Cơ cấu bộ máy Chính phủ sau tinh gọn

Cơ cấu bộ máy Chính phủ sau tinh gọn

19/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 25 thành viên. Trong đó, đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng với 7 phó thủ tướng, 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.

Quảng Ngãi: Còn 14 sở, ngành sau sắp xếp tinh gọn

Quảng Ngãi: Còn 14 sở, ngành sau sắp xếp tinh gọn

19/02/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi sắp xếp bộ máy, Quảng Ngãi có 14 sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh, bảo đảm yêu cầu của Trung ương.

Kết thúc hoạt động của 694 đơn vị công an cấp huyện

Kết thúc hoạt động của 694 đơn vị công an cấp huyện

18/02/25 23:05 (GMT+7)

(VNF) - 694 đơn vị công an cấp huyện với gần 6.000 đội trực thuộc sẽ kết thúc hoạt động khi ngành công an sắp xếp thành mô hình thành 3 cấp: bộ - tỉnh - xã.

Chính phủ sau tinh gọn có 14 bộ

Chính phủ sau tinh gọn có 14 bộ

18/02/25 23:04 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi tinh gọn bộ máy, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 gồm 25 thành viên do Thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đầu, 7 phó thủ tướng, 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ (Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm Bộ trưởng Ngoại giao).

Quốc hội bầu Chủ nhiệm 6 Ủy ban mới thành lập

Quốc hội bầu Chủ nhiệm 6 Ủy ban mới thành lập

18/02/25 17:24 (GMT+7)

(VNF) - Ngoài Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường giữ nguyên tên gọi, Quốc hội có 6 Ủy ban mới thành lập sau sắp xếp. Chủ nhiệm 6 cơ quan này vừa được Quốc hội bỏ phiếu bầu.

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 Bộ trưởng sau sáp nhập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 Bộ trưởng sau sáp nhập

18/02/25 17:08 (GMT+7)

(VNF) - 4 bộ trưởng vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm gồm: Trần Hồng Minh, Nguyễn Mạnh Hùng, Đỗ Đức Duy và Đào Ngọc Dung.

Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị

Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị

18/02/25 17:02 (GMT+7)

(VNF) - Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ với 2 ông Nguyễn Thanh Nghị và Huỳnh Thành Đạt.

Ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội

Ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội

18/02/25 16:52 (GMT+7)

(VNF) - Quốc hội thống nhất bầu ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Ông Nguyễn Chí Dũng và ông Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng

Ông Nguyễn Chí Dũng và ông Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng

18/02/25 16:41 (GMT+7)

(VNF) - Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm thêm hai phó thủ tướng Chính phủ với ông Nguyễn Chí Dũng và ông Mai Văn Chính.

Hà Tĩnh được đề xuất là nơi dự phòng xây nhà máy điện hạt nhân

Hà Tĩnh được đề xuất là nơi dự phòng xây nhà máy điện hạt nhân

18/02/25 14:50 (GMT+7)

(VNF) - Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đề xuất xem xét vị trí Hà Tĩnh làm địa điểm dự phòng cho trường hợp không thể phát triển nguồn điện hạt nhân tại vị trí Ninh Thuận.

Lâm Đồng: Miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch với ông Phạm S

Lâm Đồng: Miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch với ông Phạm S

18/02/25 14:39 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 18/2, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 22, thông qua Nghị quyết thành lập một số sở, ngành. Đồng thời, HĐND tỉnh miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Phạm S.

Giám đốc Bệnh viện II Lâm Đồng bị bắt

Giám đốc Bệnh viện II Lâm Đồng bị bắt

18/02/25 11:05 (GMT+7)

(VNF) - Ông Huỳnh Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện II Lâm Đồng, bị cáo buộc sai phạm trong đấu thầu vật tư y tế gây thiệt hại lớn cho ngân sách.

Quốc hội sửa luật, trao thêm quyền cho Thủ tướng trong tình huống cấp bách

Quốc hội sửa luật, trao thêm quyền cho Thủ tướng trong tình huống cấp bách

18/02/25 09:15 (GMT+7)

(VNF) - Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng được quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định pháp luật hiện hành, trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia.

Hôm nay, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự

Hôm nay, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự

18/02/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong ngày làm việc 18/2, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và họp bàn về công tác nhân sự.

Thủ tướng trình Quốc hội cơ cấu và số lượng thành viên Chính phủ

Thủ tướng trình Quốc hội cơ cấu và số lượng thành viên Chính phủ

17/02/25 23:06 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, chiều 17/2.

VEC được đề xuất bổ sung 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ

VEC được đề xuất bổ sung 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ

17/02/25 18:00 (GMT+7)

(VNF) - Với số vốn điều lệ hiện này là hơn 1.100 tỷ đồng, Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) luôn gặp khó khăn khi không đảm bảo tỷ lệ hệ số nợ/vốn chủ sở hữu.

Quốc hội đổi tên 'kỳ họp bất thường' thành 'kỳ họp không thường lệ'

Quốc hội đổi tên 'kỳ họp bất thường' thành 'kỳ họp không thường lệ'

17/02/25 17:25 (GMT+7)

(VNF) - Quốc hội thống nhất đổi tên các kỳ họp bất thường thành kỳ họp không thường lệ.

Gần 40.000 tỷ 'nâng đời' cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Gần 40.000 tỷ 'nâng đời' cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

17/02/25 15:23 (GMT+7)

(VNF) - Dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư theo phương thức PPP, với tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỷ đồng.

Phần lớn nghiên cứu khoa học tại Việt Nam 'chỉ ở trong ngăn kéo'

Phần lớn nghiên cứu khoa học tại Việt Nam 'chỉ ở trong ngăn kéo'

17/02/25 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Đại biểu Quốc hội cho rằng kết quả nghiên cứu khoa học thời gian qua được đưa vào thực tiễn rất ít, thậm chí phần lớn chỉ để trong ngăn kéo.

Đề nghị miễn trách nhiệm hình sự và dân sự cho người nghiên cứu khoa học

Đề nghị miễn trách nhiệm hình sự và dân sự cho người nghiên cứu khoa học

17/02/25 12:15 (GMT+7)

(VNF) - Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, bên cạnh cơ chế miễn trách nhiệm dân sự, cần thêm quy định miễn trách nhiệm hình sự trong nghiên cứu khoa học công nghệ, nếu không người làm khoa học "hết sức rủi ro".

Xuất khẩu dừa Việt Nam lần đầu tiên vượt tỷ USD

Xuất khẩu dừa Việt Nam lần đầu tiên vượt tỷ USD

17/02/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Xuất khẩu dừa Việt Nam vượt 1 tỷ USD trong năm 2024, nhờ mở rộng thị trường và xuất chính ngạch sang Trung Quốc.

Liên quan lừa đảo đất đai, cựu Trưởng Công an Phú Quốc bị truy tố

Liên quan lừa đảo đất đai, cựu Trưởng Công an Phú Quốc bị truy tố

17/02/25 11:37 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 17/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố các bị can Lê Văn Mót (59 tuổi; ngụ TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) và Nguyễn Thị Hằng (quê Nam Định) trong vụ án 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' xảy ra tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Tin khác
'Cán bộ từ trưởng xuống phó là tự nguyện chấp nhận hy sinh'

'Cán bộ từ trưởng xuống phó là tự nguyện chấp nhận hy sinh'

(VNF) - Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên, các cán bộ, đảng viên "từ trưởng xuống phó" đều chấp nhận hy sinh vì sự phát triển của xã hội nên tự nguyện thực hiện sắp xếp.

Con trai cựu Chủ tịch Cao su Đắk Lắk rửa tiền như thế nào?

Con trai cựu Chủ tịch Cao su Đắk Lắk rửa tiền như thế nào?

Quốc hội họp 'chốt' mô hình chính quyền địa phương

Quốc hội họp 'chốt' mô hình chính quyền địa phương

Cơ cấu bộ máy Chính phủ sau tinh gọn

Cơ cấu bộ máy Chính phủ sau tinh gọn

Quảng Ngãi: Còn 14 sở, ngành sau sắp xếp tinh gọn

Quảng Ngãi: Còn 14 sở, ngành sau sắp xếp tinh gọn

Kết thúc hoạt động của 694 đơn vị công an cấp huyện

Kết thúc hoạt động của 694 đơn vị công an cấp huyện

Chính phủ sau tinh gọn có 14 bộ

Chính phủ sau tinh gọn có 14 bộ

Quốc hội bầu Chủ nhiệm 6 Ủy ban mới thành lập

Quốc hội bầu Chủ nhiệm 6 Ủy ban mới thành lập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 Bộ trưởng sau sáp nhập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 Bộ trưởng sau sáp nhập

Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị

Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị

Ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội

Ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội

Ông Nguyễn Chí Dũng và ông Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng

Ông Nguyễn Chí Dũng và ông Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng

Hà Tĩnh được đề xuất là nơi dự phòng xây nhà máy điện hạt nhân

Hà Tĩnh được đề xuất là nơi dự phòng xây nhà máy điện hạt nhân

Lâm Đồng: Miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch với ông Phạm S

Lâm Đồng: Miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch với ông Phạm S

Giám đốc Bệnh viện II Lâm Đồng bị bắt

Giám đốc Bệnh viện II Lâm Đồng bị bắt

Quốc hội sửa luật, trao thêm quyền cho Thủ tướng trong tình huống cấp bách

Quốc hội sửa luật, trao thêm quyền cho Thủ tướng trong tình huống cấp bách

Hôm nay, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự

Hôm nay, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự

Thủ tướng trình Quốc hội cơ cấu và số lượng thành viên Chính phủ

Thủ tướng trình Quốc hội cơ cấu và số lượng thành viên Chính phủ

VEC được đề xuất bổ sung 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ

VEC được đề xuất bổ sung 38.000 tỷ đồng vốn điều lệ

Quốc hội đổi tên 'kỳ họp bất thường' thành 'kỳ họp không thường lệ'

Quốc hội đổi tên 'kỳ họp bất thường' thành 'kỳ họp không thường lệ'

Gần 40.000 tỷ 'nâng đời' cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Gần 40.000 tỷ 'nâng đời' cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Phần lớn nghiên cứu khoa học tại Việt Nam 'chỉ ở trong ngăn kéo'

Phần lớn nghiên cứu khoa học tại Việt Nam 'chỉ ở trong ngăn kéo'

Đề nghị miễn trách nhiệm hình sự và dân sự cho người nghiên cứu khoa học

Đề nghị miễn trách nhiệm hình sự và dân sự cho người nghiên cứu khoa học

Xuất khẩu dừa Việt Nam lần đầu tiên vượt tỷ USD

Xuất khẩu dừa Việt Nam lần đầu tiên vượt tỷ USD

Liên quan lừa đảo đất đai, cựu Trưởng Công an Phú Quốc bị truy tố

Liên quan lừa đảo đất đai, cựu Trưởng Công an Phú Quốc bị truy tố

Thăm lô đất 1.800 tỷ BĐS Song Lộc mới mua ở nam Hồ Linh Đàm

Thăm lô đất 1.800 tỷ BĐS Song Lộc mới mua ở nam Hồ Linh Đàm

(VNF) - Lô đất có ký hiệu TT4 thuộc Khu đô thị Nam hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nơi đây dự kiến sẽ được triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng.