Ngân hàng

Moody's nâng bậc tín nhiệm ngân hàng Việt Nam

(VNF) - Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s vừa nâng mức đánh giá tín nhiệm hệ thống ngân hàng Việt Nam, từ "ổn định" lên "tích cực" với những kỳ vọng lạc quan hơn vào nền kinh tế Việt Nam trong thời gian trước mắt tới.

Moody's nâng bậc tín nhiệm ngân hàng Việt Nam

Định giá tín nhiệm cơ sở của VietinBank được Moody's nâng lên mức b2

Việc nâng mức tín nhiệm này, theo báo cáo đánh giá của Moody’s công bố ngày 31/10/2017, là nhờ vào triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực của Việt Nam trong vòng 12-18 tháng tới. "Kinh tế Việt Nam đang có triển vọng tăng trưởng tốt nhờ vào tăng trưởng mạnh của cầu tiêu dùng nội địa, kim ngạch xuất khẩu và đầu tư ở khu vực công", ông Eugene Tarzimanov, Phó chủ tịch kiêm chuyên gia phân tích tín dụng cấp cao của Moody’s cho biết.

Theo đánh giá và dự báo của Moody’s, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức 6,1% trong năm 2017, và 6,0% trong năm 2018 – là mức cao hơn con số trung bình 5,9% của 5 năm trước. Tuy các số liệu dự báo này của Moody’s luôn thấp hơn con số công bố của Chính phủ Việt Nam, nhưng theo ông Eugene Tarzimanov, tăng trưởng kinh tế tốt của Việt Nam sẽ góp phần tích cực cho chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam.

Chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam sẽ vẫn duy trì mức "ổn định" trong khoảng thời gian này, trong khi triển vọng tỷ lệ nợ có vấn đề vẫn xoay quanh mức 7,1% của cuối năm 2016, dù thấp hơn con số 7,5% của cuối năm 2015, theo đánh giá của Moody’s. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tín dụng của Moody’s đang kỳ vọng rằng, con số trên có thể giảm về mức 5,8% trong năm 2018, phần lớn nhờ vào nỗ lực xử lý nợ xấu, tăng trưởng tín dụng có chất lượng và sự phục hồi của khu vực bất động sản Việt Nam.

Có tất cả 15 ngân hàng Việt Nam được Moody’s đưa vào bảng đánh giá tín dụng này, trong đó có 3 ngân hàng có sở hữu Nhà nước lớn, gồm Vietcombank (mức B1 tích cực, b1), BIDV (mức B1 tích cực, caa1) và Vietinbank (mức B1 tích cực, b2).

Các nhà phân tích của Moody’s tin rằng môi trường hoạt động của các ngân hàng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế tốt, nhờ vào hạ tầng đang có bước chuyển mình tích cực, phân bố dân số tốt, và đặc biệt Chính phủ Việt Nam tập trung hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Định giá tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam


Ngân hàng

Tổng tài sản, tháng 06/2017 (tỷ VND)

Thị phần

(tài sản)

Định giá tín nhiệm cơ sở

Định giá tiền gửi dài hạn (tiền đồng)

và triển vọng

Mức thay đổi

BIDV

1,100,433

12.2%

caa1

B1/POS

+3

Vietinbank

1,035,621

11.5%

b2

B1/POS

+1

Vietcombank

849,752

9.5%

b1

B1/POS

0

Sacombank

355,973

4.0%

caa2

Caa1/NEG

+1

MB

276,245

3.1%

b2

B2/POS

0

ACB

265,842

3.0%

b2

B2/POS

0

SHB

249,739

2.8%

b3

B2/STA

+1

VPBank

248,714

2.8%

b3

B2/STA

+1

Techcombank

232,342

2.6%

b2

B2/POS

0

HD Bank

169,528

1.9%

b3

B2/STA

+1

TP Bank

115,677

1.3%

b3

B2/STA

+1

VIB

115,384

1.3%

b2

B2/POS

0

MaritimeBank

99,352

1.1%

caa1

B3/POS

+1

ABBank

77,038

0.9%

b2

B2/POS

0

OCB

72,688

0.8%

b3

B2/STA

+1

Trung bình (dựa trên tài sản)



b3

B2/POS

+1

Lưu ý: Thị phần ở đây được hiểu là tài sản của ngân hàng đó trong tổng tài sản của cả hệ thống ngân hàng.

Nguồn: Moody's Investors Service, các ngân hàng, SBV

Tuy nhiên, Moody’s cũng lưu ý việc tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ tác động tiêu cực đến dòng vốn, trong khi chính sách tiền tệ có xu hướng hỗ trợ cho việc tăng trưởng tín dụng này sẽ làm dấy lên những rủi ro đáng kể cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. "Nó sẽ kéo theo việc tăng chi phí dự phòng rủi ro, khiến các ngân hàng giảm khả năng gia tăng vốn nội tại trong khi lại hạn chế các cơ hội nâng cao dòng vốn từ bên ngoài", báo cáo của Moody’s cho biết.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tiền gửi bằng tiền đồng – nguồn đầu vào chính của các ngân hàng Việt Nam – tuy sẽ tiếp tục tang, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng cho vay, khiến vấn đề thanh khoản gặp khó. Lợi nhuận, vẫn theo Moody’s, xem ra vẫn tiếp tục ổn định trong vòng 12-18 tháng tới nhờ vào tang trưởng tín dụng mạnh. Thế nhưng nó sẽ kéo theo chi phí tín dụng tang cao hơn, trong khi biên độ lợi tức ròng có nhiều khả năng giảm do cạnh tranh cùng áp lực yêu cầu giảm lãi suất từ phía cơ quan quản lý.

Tin mới lên