Nagakawa: Thế chấp BĐS, cổ phiếu và trái phiếu vay ngân hàng gần 1.000 tỷ đồng

Minh Đức - 27/04/2024 17:36 (GMT+7)

(VNF) - Để được các ngân hàng cấp vốn cho các khoản vay lên tới nghìn tỷ đồng, Công ty cổ phần Tập đoàn Nagakawa đã sử dụng nhiều tài sản đảm bảo như: trái phiếu, cổ phiếu của công ty, các bất động sản thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Huyền Thương - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Nagakawa.

Theo báo cáo tài chính tổng hợp năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2023 đã kiểm toán của Tập đoàn Nagakawa, thời điểm cuối 2023, nợ phải trả của tập đoàn là 1.141,8 tỷ đồng.

Trong đó, Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 956,4 tỷ đồng, chiếm 83,7% nợ phải trả.

Cụ thể, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn phải trả các bên liên quan hơn 6 tỷ đồng (Công ty cổ phần May KLM Việt Nam) và vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn phải trả các tổ chức và cá nhân khác hơn 950,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý, để được các ngân hàng cấp vốn hàng trăm tỷ đồng, Tập đoàn Nagakawa đã phải sử dụng nhiều tài sản đảm bảo như: quyền sử dụng đất, ô tô, trái phiếu, cổ phiếu,…

Cụ thể, đối với khoản vay hơn 387,3 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành An; Tập đoàn Nagakawa dùng tài sản đảm bảo là: quyền sử dụng đất tại số thửa 46, tờ bản đồ số 20 tại xã Liên Phương, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên thuộc sở hữu của ông Nguyễn Mạnh Cường và bà Nguyễn Thị Huyền Thương (Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Nagakawa); quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số C0 666206 cấp ngày 27/6/2018, của ông Nguyễn Mạnh Cường và bà Nguyễn Thị Huyền Thương.

Tiếp đó là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10111071095 cấp cho bà Đào Thị Soi và ông Nguyễn Đức Khả; quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BL 750752 cấp cho ông Nguyễn Đình Tấn và bà Đào Thị Hoa; quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại địa chỉ số 106 ngõ 155/206 đường Trường Chinh, Hà Nội; quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 99, tở bản đồ số 16 tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Hợp đồng vay cũng được Tập đoàn Nagakawa đảm bảo bằng: trái phiếu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (mã trái phiếu CTG2232T2/01) với tổng giá trị 20 tỷ đồng; cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nagakawa theo hợp đồng cầm cố giấy tờ ngày 25/2/2021; máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của CTCP May KLW Việt Nam; xe ô tô Mercedes-Benz, toàn bộ hàng tồn kho luân chuyển của công ty trị giá 60 tỷ đồng; hay hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (tổng giá trị hơn 86,4 tỷ đồng).

Đối với khoản vay hơn 79,7 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ, CTCP Tập đoàn Nagakawa dùng các tài sản đảm bảo là: bất động sản theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AI 272273 cấp ngày 18/9/2007; hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chinh nhánh Thăng Long, phòng giao dịch Lê Trọng Tấn với tổng giá trị 29,8 tỷ đồng đang thế chấp; và quyền đòi nợ hình thành từ các đề nghị thanh toán, biên bản xác nhận đối chiếu công nợ, hoá đơn GTGT cụ thể theo hợp đồng thế chấp ngày 7/4/2023.

Thông tin về các khoản vay nợ của Tập đoàn Nagakawa tại các ngân hàng

CTCP Tập đoàn Nagakawa hiện cũng đang thế chấp loạt tài sản đảm bảo cho khoản vay hơn 382 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. Tài sản đảm bảo gồm: bất động sản số HD03-16, khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside 2 (Long Biên, Hà Nội); toàn bộ nhà xưởng trên đất tại thửa số 340, tờ bản đồ số 26, phường Phúc Thắng, Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc; cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nagakawa thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đức Khả; hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội tổng trị giá 15 tỷ đồng; toàn bộ nhà xưởng tại thửa đất số 288 ở tỉnh Hưng Yên,…

Khoản vay hơn 17,6 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Thăng Long, với tài sản đảm bảo gồm: hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (chi nhánh Ba Đình) với tổng giá trị 5 tỷ đồng; thế chấp hàng hoá luân chuuyển của công ty theo hợp đồng thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bên thứ 3 ngày 16/9/2021.

Đối với khoản vay 33,7 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, tài sản đảm bảo bằng: xe ô tô Toyota Corolla Cross; thế chấp hàng hoá và các khoản phải thu có giá trị thế chấp là 20 tỷ đồng theo hợp đồng số 01/2021 ngày 13/7/2021 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (chi nhánh Hà Nội); hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (chi nhánh Hoàng Mai) với tổng giá trị hơn 17,4 tỷ đồng đang được thế chấp tại ngân hàng.

Cuối cùng là khoản vay 49,8 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Đống Đa, với tài sản đảm bảo là: hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Đống Đa với tổng giá trị 25 tỷ đồng đang được thế chấp tại ngân hàng; và các khoản phải thu đã hình thành từ Công ty TNHH Phát triển kinh tế quốc tế Anh Vũ, có giá trị thế chấp 25 tỷ đồng đang được thế chấp tại ngân hàng.

Tập đoàn Nagakawa có tiền thân là Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam, thành lập năm 2002 tại tỉnh Vĩnh Phúc với tổng số vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hiện nay Tập đoàn Nagakawa có 7 công ty con kinh doanh đa dạng lĩnh vực.

Theo báo cáo, kết thúc năm 2023, Nagakawa đạt doanh thu hơn 2.140 tỷ đồng, hoàn thành 102% kế hoạch đặt ra. Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của Nagakawa đạt trên 1.590 tỷ đồng, tăng 113 tỷ đồng (tương ứng tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm 2022).

Đối với kế hoạch năm 2024, Nagakawa đã trình cổ đông kế hoạch doanh thu dự kiến 2.500 tỷ đồng, ưu tiên tăng trưởng thị phần và doanh số bán hàng bằng chiến lược mở rộng kênh phân phối, phủ sản phẩm đa dạng phong phú tới hàng chục ngàn đại lý, điểm bán và các hệ thống siêu thị điện máy lớn toàn quốc như Điện Máy Xanh, HC, Pico, Big C, Winmart…

Tại ĐHCĐ năm 2024 ngày 26/4, Ban lãnh đạo Tập đoàn Nagakawa đã trình bày kế hoạch kinh doanh năm 2024 nằm trong chiến lược 2022-2026 tầm nhìn 2030 của tập đoàn.

Lãnh đạo Nagakawa cho biết năm 2024 sẽ ra mắt những bộ sản phẩm mới cạnh tranh bền bỉ về chất lượng, sang trọng về kiểu dáng và nâng tầm thương hiệu Nagakawa với những sản phẩm thuộc phân khúc hàng trung và cao cấp.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

VN-Index nối dài đà tăng: Lỡ sóng cũng chưa nên sốt ruột

VN-Index nối dài đà tăng: Lỡ sóng cũng chưa nên sốt ruột

(VNF) - Rủi ro điều chỉnh trong một vài phiên tới là hiện hữu. Mặc dù mức điều chỉnh có thể không quá lớn nhưng đây mới là cơ hội mua vào, thay vì lao vào thị trường khi đà tăng ngắn hạn đã qua đoạn cao trào.

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

HUT: Quý I/2024 lãi đột biến, đạt 5.186 tỷ đồng, tăng 1.658%

(VNF) - Công ty cổ phần Tasco (HUT) cho biết cho biết, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng mạnh do các mảng hoạt động đều tăng trưởng, đặc biệt đến từ mảng kinh doanh xe ô tô sau khi hoàn thành hợp nhất Tasco Auto trở thành công ty con từ tháng 9/2023 nên lợi nhuận quý I/2024 tăng đột biến.

'Dân làm khổ dân', chung cư cao cấp hơn 6.000 người sống trong lo sợ

'Dân làm khổ dân', chung cư cao cấp hơn 6.000 người sống trong lo sợ

(VNF) - Phòng cháy chữa cháy không bảo đảm, công ty quản lý vận hành tạm chậm trễ duy tu, bảo trì thang máy, gây nguy cơ mất an toàn, BQT có dấu hiệu “không công khai” các hoạt động thu, chi tài chính… khiến hàng ngàn cư dân khu đô thị Rừng Cọ, Ecopark “bức xúc”.

Giá vàng cao kỷ lục, người Việt mua vàng nhiều nhất thập kỷ

Giá vàng cao kỷ lục, người Việt mua vàng nhiều nhất thập kỷ

(VNF) - Theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu đầu tư vàng miếng tại Việt Nam trong quý I/2024 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất kể từ năm 2015. Nhu cầu tăng mạnh đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.