Toàn cảnh thi công Cao tốc Hoà Liên - Túy Loan 2.100 tỷ đồng
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m
“Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra biện pháp kết hợp giữa các thỏa thuận thương mại và cải cách trong nước để tồn tại khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng”, Bloomberg dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
“Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Chúng tôi đang tìm kiếm những cách thức mới để phát triển”, ông nói thêm, “Chúng tôi muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Mỹ và Trung Quốc.”
Bài báo của Bloomberg có nhan đề: “Thủ tướng Việt Nam tìm "con đường mới" để tồn tại trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung".
Theo Bloomberg, nền kinh tế Việt Nam đặc biệt nhạy cảm với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu vì thương mại chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào ở châu Á, ngoại trừ Singapore.
Khoảng một phần tư thương mại của Việt Nam là với Trung Quốc. Quốc gia này đang phải đối mặt với nguy cơ bị áp thuế cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ trong một cuộc chiến thương mại leo thang với Tổng thống Donald Trump.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết điều quan trọng đối với Việt Nam là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu và đảm bảo mức sống cho 96 triệu dân.
Ông liên tục nói Việt Nam “kiên cường” khi đối mặt với những thách thức toàn cầu và sẽ tìm kiếm nhiều thỏa thuận thương mại hơn nữa bên cạnh 12 thỏa thuận đã hoàn thành.
“Chúng tôi sẽ phải dựa vào sức mạnh nội tại của chúng tôi để vượt qua mọi trở ngại và duy trì đà tăng trưởng”, ông Phúc nói.
Theo các văn bản được gửi kèm theo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam sẽ cố gắng làm cho nền kinh tế cạnh tranh hơn và “theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thị trường quốc tế để quản lý tiền tệ Việt Nam bằng các chính sách tiền tệ tích cực và linh hoạt, kết hợp với các chính sách tài chính nghiêm ngặt”.
Theo Bloomberg, GDP của Việt Nam tăng 7,1% trong 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng thứ 2 trong số các nền kinh tế lớn của châu Á, chỉ sau Ấn Độ. Tuy nhiên, Chính phủ cho biết tăng trưởng có thể chậm lại trong nửa còn lại của năm và đang tìm cách kiềm chế lạm phát trong tầm kiểm soát của mình, bằng nhiều biện pháp bao gồm trợ giá nhiên liệu và giá điện.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody đã nâng hạng điểm tín dụng của Việt Nam trong tháng trước, với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của các ngân hàng lành mạnh, mức nợ ổn định và sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Bài viết trên Bloomberg cũng cho biết tiền đồng của Việt Nam là một trong những đồng tiền ổn định nhất ở châu Á trong năm nay, so với mức trượt giá lớn ở các đồng tiền khác như đồng Rupee của Ấn Độ và đồng Rupiah của Indonesia.
Việt Nam cũng đang nổi lên như một nhà máy sản xuất và xuất khẩu sau khi “đổi mới” theo định hướng thị trường vào cuối thập niên 80.
"Việt Nam xuất khẩu mọi thứ, từ giày dép đến điện thoại thông minh. Xuất khẩu đã tăng lên mức kỷ lục, đạt 215 tỷ USD vào năm ngoái, trong đó Mỹ chiếm khoảng 42 tỷ USD, con số gấp đôi so với 5 năm trước đây.
Năm ngoái, Việt Nam cũng có nguy cơ bị thâm hụt thương mại với Mỹ, đạt 39 tỷ USD, đứng thứ 6 sau Nhật Bản, Canada, Đức, Mexico và Trung Quốc. Cho đến nay, Việt Nam đã xoay sở để thoát khỏi điều này", bài báo viết.
“Tôi nói với Tổng thống Trump rằng tôi đồng ý với ông ấy rằng chúng ta cần tự cân bằng cho thương mại của mình, nhưng những gì chúng tôi xuất sang Mỹ thực sự có lợi cho người tiêu dùng Mỹ và dòng vốn đầu tư từ Mỹ sang Việt Nam cũng khá tích cực”, Bloomberg trích lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m