'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Có ý kiến cho rằng thị trường Việt Nam dường như tách biệt, nói đúng hơn là không bị ảnh hưởng bởi cơn bão của những thị trường mới nổi. Tại sao ông nghĩ rằng điều này là tốt?
Kevin Snowball: Cơn bão của những thị trường mới nổi chỉ thực sự diễn ra gần đây. Những ngày qua, sự ảnh hưởng của nó ít nhiều khiến mọi người lo lắng. Tuy nhiên, chúng tôi không phải là những người theo đuổi lý thuyết đó.
Việt Nam cũng giống như Tây Ban Nha, Argentina, Nam Rico hay Nam Phi đều rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2018, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt 7%.
Có một vấn đề thế này. Bất cứ khi nào có ai đó đề cập đến sự tác động của thế giới, đặc biệt là cụm từ “thị trường mới nổi” thì Việt Nam ngay lập tức được coi như đã ở trong thị trường này. Mặc dù trên thực tế, Việt Nam mới chỉ là thị trường cận biên.
- Tất nhiên rồi, ý tôi là nó thậm chí còn không nằm trong danh sách đó. Vậy thị trường nào sẽ rủi ro hơn, Việt Nam hay thị trường ngoài nước?
Kevin Snowball: Tôi nghĩ thị trường ngoài nước sẽ chịu nhiều tổn thất hơn. Ý tôi là, Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho một tỷ lệ lạm phát ở mức xấp xỉ 4,7% trong 6 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, con số này đang thấp hơn 4% tính đến cuối tháng 8 vừa qua.
Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu mặc dù giá nguyên liệu dùng cho xuất khẩu đang tăng 15-16% do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Tính đến thời điểm này, tiền đồng ở mức tương đối ổn định, giảm khoảng 2%, tuy nhiên, điều này nằm trong dự đoán của chúng tôi. Dự đoán, Việt Nam sẽ có thặng dư thương mại lớn nhất với tổng giá trị khoảng 5 tỷ USD trong năm nay.
- Tiền Đồng sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang?
Kevin Snowball: Mối liên hệ nào giữa Việt Nam và Trung Quốc? Việt Nam có tỷ lệ thặng dư thương mại đứng thứ 5 so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc và tôi nghĩ rằng mọi người sai lầm khi cho rằng một nền kinh tế xuất khẩu dễ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại.
Việt Nam là một quốc gia sản xuất các mặt hàng chủ lực như lương thực, hàng may mặc và giày dép, đồ điện tử. Việt Nam không xuất khẩu ô tô.
Việt Nam không xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ. Và có một điều đơn giản rằng vào cuối ngày hoặc khi cuộc chiến tranh thương mại kết thúc, mọi người vẫn cần phải ăn và mặc quần áo.
Và Việt Nam chiếm lĩnh thị trường đó, cho nên chúng tôi không phải là người theo đuổi lý thuyết về chiến tranh thương mại.
Mặc dù kinh tế Việt Nam có nét tương đồng và có con đường phát triển như Trung Quốc, có thể là sau 15 năm nữa. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng Mỹ nhất thiết phải chuyển sự chú ý của họ sang Việt Nam chỉ vì họ đang có một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Chính sách của Việt Nam là đưa ra một sự điều chỉnh và giảm giá 1% cho tới 2% mỗi năm. Điều đó là cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
Năm nay, chúng tôi phải đối mặt với những áp lực lớn gấp đôi. Những áp lực đó ở Mỹ là chính. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất tăng. Việt Nam không ảnh hưởng, vì về cơ bản, chúng tôi liên kết với đồng USD.
Việt Nam có trong tay đồng tiền ổn định nhất ở châu Á trong vòng 6, 7 năm trở lại đây. Điều quan trọng là bạn biết điều chỉnh để thay đổi áp lực nếu bạn muốn.
PXP là chữ cái đầu của Phan Xi Păng, tên ngọn núi huyền thoại và cao nhất tại Việt Nam. PXP Vietnam Asset Management là một công ty quản lý quỹ, quản lý các quỹ đầu tư vào Việt Nam. Công ty được thành lập năm 2002, hiện tại đang quản lý hơn 100 triệu USD, được đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu tốt dựa trên phân tích căn bản. Mục tiêu của PXP Vietnam Fund là nâng cao giá trị vốn đầu tư thông qua đầu tư dài hạn vào cổ phiếu của các doanh nghiệp tại Việt Nam, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.