Trung Quốc tính dùng đất hiếm để ‘mặc cả’ với Mỹ?

Minh Đăng - 29/05/2019 10:18 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới và đang cân nhắc dùng tài nguyên này làm công cụ để để đáp trả Mỹ trong căng thẳng thương mại đang leo thang gần đây.

VNF
Các mẫu kim loại hiếm được trưng bày ở cơ sở Molycorp, California, Mỹ.

Mới đây, chia sẻ trên trang cá nhân Twitter ngày 28/5, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc Hồ Tích Tiến cho rằng: "Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể tiến hành các biện pháp đáp trả khác trong tương lai".

Trong bài xã luận với tiêu đề "Mỹ có nguy cơ đánh mất nguồn cung đất hiếm trong thương chiến" của Tân Hoa Xã (Xinhuanet) mới đây, hãng thông tấn này cũng nhấn mạnh rằng: "Phục vụ nhu cầu nội địa là ưu tiên nhưng Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đất hiếm toàn cầu nếu chúng được sử dụng cho mục đích hợp pháp".

Đồng thời bài xã luận cũng nhấn mạnh rằng: "Nếu bất kỳ ai muốn dùng đất hiếm nhập khẩu để chống lại Trung Quốc, người Trung Quốc sẽ không đồng ý".

Bài bình luận khẳng định Trung Quốc "vẫn có rất nhiều quân bài để chơi" dù giữ quan điểm duy trì chủ nghĩa đa phương và cố gắng tránh một cuộc chiến tranh thương mại làm tổn hại lợi ích chung.

Hồi tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên kiểm tra Công ty TNHH cổ phần Công nghệ Nam châm vĩnh cửu Jinli Giang Tây tại thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây. Chuyến đi được thông báo là để tìm hiểu quá trình sản xuất và vận hành của công ty và sự phát triển của ngành công nghiệp đất hiếm ở thành phố Cám Châu.

Đây là cơ sở chế biến và gia công lớn nhất cho các sản phẩm đất hiếm ở Trung Quốc, đồng thời cũng trở thành cơ sở công nghiệp hóa công nghệ cao cho các vật liệu mới đất hiếm của Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kiểm tra Công ty TNHH cổ phần Công nghệ Nam châm vĩnh cửu Jinli Giang Tây tại thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây ngày 25/5/2019.

Cuộc thị sát của ông Tập tại doanh nghiệp đất hiếm đã thu hút sự chú ý, chủ yếu là do gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đất hiếm có thể trở thành một quân bài chủ chốt của Bắc Kinh trong chiến tranh thương mại với Mỹ.

Theo nghiên cứu của Trung tâm địa chất Hoa Kỳ US Geological Survey, Trung Quốc đang nắm giữ 40% các mỏ dự trữ kim loại hiếm của thế giới. Trong năm 2018, Trung Quốc sản xuất 70% đất hiếm được tiêu thụ trên toàn cầu và là nguồn cung ứng 80% đất hiếm cho Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng muốn áp thuế 10% lên đất hiếm của Trung Quốc vào tháng 7 năm ngoái, nhưng sau đó đã loại nó khỏi danh sách.

Các nhà quan sát cho rằng đất hiếm có thể trở thành vũ khí chiến lược của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu thương mại với Washington. "Trung Quốc có thể đóng cửa gần như mọi dây chuyền lắp ráp ôtô, máy tính, điện thoại thông minh và máy bay bên ngoài Trung Quốc nếu họ ra lệnh cấm vận loại vật liệu này", James Kennedy, chủ tịch công ty tư vấn ThREE Consulting, nhận định.

Đất hiếm là một hợp chất chứa 17 thành phần hóa chất được dùng trong các sản phẩm điện tử công nghệ cao và thiết bị quân sự.

Cho đến nay, đất hiếm và một số khoáng chất quan trọng khác của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ vẫn được miễn thuế.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tăng mức thuế nhập khẩu từ 10%-25% đối với mặt hàng quặng kim loại hiếm của Mỹ.

Xem thêm >> Ukraine muốn có quy chế quốc tế cho eo biển Kerch, hối thúc Nga thả thủy thủ

Theo Xinhua, Sputnik
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.

Cận cảnh công trường cầu nghìn tỷ nối hai bờ sông Hương

Cận cảnh công trường cầu nghìn tỷ nối hai bờ sông Hương

(VNF) - Dự án cầu bắc qua sông Hương và đường Nguyễn Hoàng mở rộng có tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỷ đồng được khởi công vào tháng 12/2022.

Lâm Đồng: Rà soát dự án phân lô bán nền tại TP.Đà Lạt, Bảo Lộc

Lâm Đồng: Rà soát dự án phân lô bán nền tại TP.Đà Lạt, Bảo Lộc

(VNF) - UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại TP Bảo Lộc và Đà Lạt.