Ủy ban Kinh tế: Đất, dầu thô, cổ tức đang là trụ đỡ của ngân sách nhà nước
Lê Nguyễn -
21/05/2018 13:33 (GMT+7)
(VNF) – Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, số tăng thu ngân sách năm 2017 chủ yếu là tăng thu ngân sách địa phương và phần lớn là từ đất, dầu thô, cổ tức, lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp nhà nước mà không xuất phát từ khu vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2017 chỉ đạt 12/13 chỉ tiêu
Tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội (trong năm 2017), trên cơ sở kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm, Chính phủ đã báo cáo kết quả ước tính thực hiện cả năm 2017.
Đến nay, kết quả đánh giá lại cho thấy có thêm một số chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch và đạt kết quả tích cực hơn. Cụ thể, có 4 chỉ tiêu đạt và 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch (báo cáo trước đó có 8 chỉ tiêu đạt và 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch).
8 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 6,81% (đã báo cáo 6,7%), tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 21,2% (đã báo cáo 14,4%), xuất siêu 2,9 tỷ USD (đã báo cáo nhập siêu tương đương 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu), giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều 1,51 % (đã báo cáo 1 - 1,5%); tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 86,4% (đã báo cáo 83%); tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân 3,53 % (đã báo cáo khoảng 4%) và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị 3,14% (đã báo cáo dưới 4%).
Bên cạnh đó, có 2 chỉ tiêu đạt thấp hơn so với số đã báo cáo, trong đó có 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch (chỉ tiêu giảm tỷ suất tiêu hao năng lượng trên 1 đơn vị GDP).
Các trụ cột tăng trưởng chưa bền vững
Trong báo cáo của mình, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ. Tuy nhiên Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể hơn một số vấn đề.
Một là báo cáo của Chính phủ đã thể hiện các trụ cột tăng trưởng kinh tế chưa thật bền vững; quy mô GDP còn thấp so với dự kiến xây dựng kế hoạch 5 năm 2016-2020. Mô hình tăng trưởng chưa chuyển đổi rõ nét, động lực tăng trưởng chính chủ yếu dựa vào khai thác dầu khí, than, kiều hối và đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp chế biến có nhiều đóng góp nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu gia công, chưa phải là công nghệ cao, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất có xu hướng giảm.
Kết quả thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt mục tiêu đề ra. Số vốn trong các doanh nghiệp nhà nước được bán cho các nhà đầu tư còn thấp, do vậy không tạo ra nhiều thay đổi tích cực về quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược và tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Xuất khẩu còn phụ thuộc lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng 72% (riêng Tập đoàn Samsung tại Việt Nam xuất khẩu 53,3 tỷ USD, chiếm khoảng 24,9% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của Việt Nam).
Năng suất lao động xã hội năm 2017 mặc dù đã có sự cải thiện (93,2 triệu đồng) cao hơn so với năm 2016 (84,5 triệu đồng) nhưng vẫn thấp hơn so với nhiều nước ASEAN, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
Do tốc độ tăng năng suất lao động thấp, mức chênh lệch về năng suất lao động giữa nước ta và các nước tiếp tục gia tăng, sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế và khó khăn trong việc thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.
Về thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2017, dù đã vượt 76,48 nghìn tỷ đồng (6,3%) so với dự toán tuy nhiên, ngân sách trung ương bị hụt thu, chưa phát huy được vai trò chủ đạo theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Số tăng thu chủ yếu là tăng thu ngân sách địa phương và phần lớn là từ đất, dầu thô, cổ tức và lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp nhà nước mà không xuất phát từ khu vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thu từ 3 khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài quốc doanh thấp hơn khá nhiều so với dự toán và thấp hơn số đã báo cáo.
Nợ đọng thuế năm 2017 là 73.145 tỷ đồng, tuy giảm so với năm 2016 nhưng vẫn còn lớn, chiếm 7,6% tổng thu nội địa. Đáng nói, khoản nợ đọng thuế này chưa được báo cáo rõ về nguyên nhân, giải pháp chống thất thu, nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách nhà nước.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đánh giá tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn trái phiếu chính phủ chậm; số chuyển nguồn ngân sách nhà nước còn khá lớn, kéo dài phản ánh không đúng số thực thu, thực chi ngân sách địa phương.
“Việc giải ngân chậm vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho thấy những hạn chế đã tồn tại từ lâu trong khâu tổ chức thực hiện, chưa có giải pháp hiệu quả để tháo gỡ , đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các bộ ngành, ban quản lý dự án trong từng khâu của quá trình giải ngân để sớm khắc phục tình trạng này”, báo cáo nêu rõ.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề cập thực trạng tình hình tội phạm tham nhũng diễn biến phức tạp, số vụ án tham nhũng và số bị can bị khởi tố tăng so với năm 2016. Việc quản lý, sử dụng tài sản công chưa chặt chẽ, qua một số vụ việc đã phát hiện thất thoát lớn, phải xử lý trách nhiệm hình sự cả cán bộ ở cơ quan địa phương và trung ương.
“Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần báo cáo thêm về công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là kết quả thu hồi tiền, tài sản thất thoát do tham nhũng, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Có ý kiến đề nghị cần tính toán tỷ lệ thất thoát, lãng phí tài sản công so với GDP hàng năm để cảnh báo đầy đủ về thực trạng này”, Ủy ban Kinh tế cho hay.
(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án và 5 bị can, trong đó có Quang Linh Vlogs, liên quan đến vụ lừa dối khách hàng khi quảng bá sản phẩm kẹo rau Kera. Các bị can đối mặt với tội lừa dối khách hàng và có thể bị phạt đến 5 năm tù.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ chỉ ra 4 lãng phí tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức, với số tiền tạm tính khoảng 1.254,101 tỷ đồng.
(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
(VNF) - VinaCapital cho rằng, đợt bán tháo này mở ra cơ hội cho các nhà quản lý quỹ chủ động mua vào những cổ phiếu có nền tảng vững chắc và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế, với mức định giá hấp dẫn hơn.
(VNF) - Theo Dragon Capital, tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị các thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã đạt 90,3 tỷ USD. Vào ngày 13/3, Việt Nam tiếp tục ký kết thêm một thỏa thuận trị giá 4,15 tỷ USD, đồng thời đang đàm phán các hợp đồng khác với tổng giá trị 36 tỷ USD.
(VNF) - TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đánh giá ,việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để Việt Nam tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.
(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".
(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.
(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.
(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.
(VNF) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ áp mức thuế 46% cho 90% hàng hóa từ Việt Nam là mức thuế rất cao, nhóm chịu tổn thương cao nhất trong các quốc gia. Với mức thuế này, hàng hoá Việt Nam có thể sẽ đắt hơn các đối thủ từ 10-20% và ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của nền kinh tế.
(VNF) - Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án và 5 bị can, trong đó có Quang Linh Vlogs, liên quan đến vụ lừa dối khách hàng khi quảng bá sản phẩm kẹo rau Kera. Các bị can đối mặt với tội lừa dối khách hàng và có thể bị phạt đến 5 năm tù.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.