Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Khu công nghệ cao TP. HCM (2002-2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất đã được tổ chức sáng 29/10 với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cao cấp.
Theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP. HCM, đến nay khu đã có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ và đã thu hút 128 dự án công nghệ cao với tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ USD. Trong đó hơn 10 tập đoàn công ty công nghệ cao đã có mặt, tạo việc làm cho hơn 40.000 lao động.
Giá trị gia tăng của sản phẩm công nhgệ cao của Khu đã gấp khoảng 3 lần so với các khu công nghiệp bình thường. Điều này phản ánh lực lượng lao động chất lượng cao ngày càng chiếm tỷ lệ lớn.
Mức doanh thu năm 2017 dự kiến đạt gần 12 tỷ USD được coi là cột mốc đáng ghi nhớ và cũng là cơ sở để Khu công nghệ cao TP. HCM phấn đấu doanh thu khoảng 20 tỷ USD vào năm 2020.
Khu công nghệ cao TP. HCM đã dẫn đầu cả nước trong thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài trên lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là thu hút các tập đoàn đa quốc gia lớn như Intel, Microsoft, Samsung, Nidec, Schneider, Sanofi...
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói cách đây 10 năm, Khu công nghệ cao còn rất hoang sơ, các nhà máy, đơn vị nghiên cứu chưa nhiều, kết cấu hạ tầng còn hạn chế.
Tuy nhiên đến nay, những kết quả đạt được là rất ấn tượng, ước tính cứ 1 đồng vốn đầu tư vào Khu công nghệ cao đã kích thích 21 đồng vốn khác đầu tư và sản xuất phát triển và con số này còn tăng cao trong những năm tới. "Đến nay Khu Công nghệ cao TP. HCM đã dẫn đầu cả nước trong thu hút đầu tư lĩnh vực công nghệ cao, bước đầu hình thành mô hình đô thị khoa học, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển công nghệ cao Thành phố và cả nước", Thủ tướng nhận xét.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho các quốc gia nhiều cơ hội và thách thức, tạo sự thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội, Thủ tướng cho rằng, với trí tuệ con người Việt Nam, với lực lượng tinh hoa về khoa học công nghệ của đất nước, chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với thế giới khi nắm bắt được những lợi thế mà cách mạng công nghệ lần thứ 4 đem lại.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ tiếp tục thiết kế chính sách và ban hành chính sách pháp luật theo hướng tạo thuận lợi nhất để các khu công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao có giá trị cao phát triển.
"Tôi tin tưởng rằng, Khu Công nghệ cao TP. HCM sẽ trở thành một trung tâm khoa học và công nghệ hàng đầu của Việt Nam và khu vực, là nơi hội tụ các "tinh hoa trí tuệ, công nghệ" của thế giới, là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của TPHCM và cả nước", Thủ tướng nói.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.