Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo thống kê mới nhất của Forbes, nhóm 10 tỷ phú làm ăn thuận lợi nhất trong năm nay đã kiếm thêm 64 tỷ USD vào khối tài sản khổng lồ của họ. Ngược lại, nhóm 10 người thua lỗ nhiều nhất đã phải chứng kiến tài sản ròng “bốc hơi” 104,9 tỷ USD sau một năm đầy biến cố.
Không ai khác, chính Jeff Bezos, CEO của tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Amazon, là người kiếm được nhiều tiền nhất trong năm 2018. Tài sản ròng của ông tăng 27,9 tỷ USD so với đầu năm, đạt 126,2 tỷ USD (tính đến ngày 24/12).
Không chỉ vượt qua Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới, Bezos còn là tỷ phú đầu tiên có giá trị tài sản ròng vượt 100 tỷ USD từ sau khi nhà đồng sáng lập Microsoft chạm đến cột mốc khổng lồ này vào năm 1999.
Trong năm 2018, Amazon không chỉ mở rộng sang các thị trường đang nổi như Thổ Nhĩ Kì và Ấn Độ mà còn thu về mức lợi nhuận kỉ lục và thông báo sẽ có thêm trụ sở thứ hai tại NewYour và Arlington, Virginia. Giá cổ phiếu Amazon đạt đỉnh vào tháng 9, đến nay giảm khoảng ¼ do không đạt được doanh số như dự kiến, nhưng vẫn tăng 30% so với thời điểm đầu năm.
Người “ăn nên làm ra” thứ hai trong năm 2018 là tỷ phú người Nhật Tadashi Yanai, CEO của hãng thời trang nổi tiếng Uniqlo.
Cổ phiếu của Tập đoàn Fast Retailing, sở hữu thương hiệu Uniqlo, đã tăng khoảng 1/3 kể từ tháng 12/2017. Theo báo cáo tài chính kết thúc vào tháng 8/2018, doanh số bán hàng ở thị trường nước ngoài của Uniqlo lần đầu tiên vượt qua doanh số bán hàng nội địa. Doanh nhân Yanai đã kiếm thêm 7 tỷ USD trong năm qua, hiện ông năm khối tài sản trị giá 27,1 tỷ USD.
Kế đến, Vagit Alekperov, Giám đốc điều hành Công ty năng lượng Nga Lukoil, cũng đã kiếm thêm 4,6 tỷ USD trong năm 2018, nâng tổng số tài sản ròng của ông lên tới 19,5 tỷ USD.
Năm 2018, Lukoil thông báo mức lợi nhuận tăng vọt nhờ giá dầu và khí đốt cao hơn và đồng Ruble của Nga mất giá.
Tỷ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani cũng đã có một năm làm ăn thuận lợi khi chứng kiến tài sản ròng tăm thêm 3 tỷ USD lên tổng cộng 44,4 tỷ USD.
Công ty Reliance Industries của ông đã đặt cược đầu tư 33 tỷ USD vào Jio, một dịch vụ băng rộng 4G, thu hút được hơn 250 triệu khách hàng kể từ khi ra mắt vào năm 2016. Trong năm qua, cổ phiếu của Reliance tăng 23%.
Mặc dù đã rời vị trí Chủ tịch Microsoft được 4 năm và bán phần lớn cổ phần tại công ty, trong năm qua, tài sản của Bill Gates vẫn tăng 2,9 tỷ nhờ vào mức tăng của cổ phiếu Microsoft. Hiện ông nắm khối tài sản trị giá 93,9 tỷ USD.
Trải qua không ít sóng gió trong năm qua, bao gồm khoản phạt 20 triệu USD từ Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch hồi tháng 10, ông chủ Tesla Elon Musk vẫn chứng kiến tài sản của mình tăng trưởng so với đầu năm.
Giá cổ phiếu hãng xe điện Tesla có một năm khởi sắc nhờ doanh số dòng xe Model 3. Bên cạnh đó, gần một nửa giá trị tài sản tăng thêm của Musk trong năm qua là nhờ giá trị công ty vũ trụ SpaceX (nơi Musk đang là cổ đông lớn) tăng mạnh.
Theo thống kê của Forbes, tài sản ròng của Elon Musk đã tăng thêm 2,8 tỷ USD trong năm 2018, đạt tổng cộng 22,5 tỷ USD.
2018 là một năm đầy sóng gió của CEO Facebook Mark Zuckerberg khi cổ phiếu Facebook liên tục lao dốc, cộng với việc thị trường chứng khoán bất ổn đã khiến tài sản của vị tỷ phú này "bốc hơi" tới 18,7 tỷ USD, đứng đầu danh sách những tỷ phú mất tiền nhiều nhất năm qua.
Ngay từ đầu năm 2018, Facebook đã vướng phải một loạt bê bối từ quyền riêng tư về dữ liệu cho tới sự can thiệp của Nga đối với những thông tin giả mạo. Công ty và cả CEO Mark Zuckerberg nhiều lần phải công khai xin lỗi về những sai lầm của mình, nhưng những vụ bê bôi vẫn tiếp tục kéo đến.
Chỉ tính riêng hồi tháng 7, cổ phiếu của Facebook đã giảm 19%, thổi bay hơn 15 tỷ USD tài sản của Zuckerberg.
Theo Forbes, tài sản của nhà tỷ phú công nghệ Mỹ chỉ còn lại 52,5 tỷ USD, đã bị bật khỏi danh sách top 5 người giàu nhất thế giới.
Tiếp sau Mark Zuckerberg là Amancio Ortega, người sáng lập công ty bán lẻ quần áo Inditex, phần lớn được biết đến với chuỗi thời trang Zara.
Chỉ trong năm nay, tài sản của ông đã giảm 16,2 tỷ USD xuống còn 59,6 tỷ USD vì giá cổ phiếu giảm mạnh.
Tiếp đó là tỷ phú người Đức Georg Schaeffler, ông chủ của Continental AG - công ty chuyên sản xuất lố và phụ tùng ô tô hàng đầu của Đức.
Sau một thập kỷ tăng trưởng, thị phần và doanh số bán xe của Continental AG đã giảm mạnh tại châu Âu và Trung Quốc. Năm 2018, Georg Schaeffler mất 14 tỷ USD khiến tổng tài sản của ông tụt xuống mức 12,4 tỷ USD.
2018 cũng là một năm khó khăn với các tỷ phú Trung Quốc bởi ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tổng tài sản của các tỷ phú Trung Quốc trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới đã giảm 86 tỷ USD trong năm 2018.
Tính riêng trong năm 2018, khối tài sản của Ma Huateng, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đã “bốc hơi” 10,1 tỷ USD còn 35,1 tỷ USD.
Cổ phiếu của Tencent liên tục giảm kể từ đầu năm 2018. Giá trị cổ phiếu đã giảm 3,6% vào ngày 15/8 sau khi kết quả kinh doanh của công ty được công bố.
Tuy công ty vẫn có lợi nhuận nhưng con số này thấp hơn số liệu của quý trước và dự đoán của các nhà phân tích. Các rắc rối liên tục xảy ra đã giữ chân mức tăng trưởng doanh thu mảng kinh doanh trò chơi của Tencent.
Wang Wei - chủ tịch của công ty dịch vụ chuyển phát nhanh SF Express (công ty dịch vụ giao hàng được mệnh danh là “FedEx Trung Quốc“) cũng có một năm kinh doanh thất bát. Cổ phiếu của công ty đã giảm hơn 30% trong 12 tháng qua khiến tài sản của Chủ tịch Wang Wei, người sở hữu hơn 60% cổ phần, mất 6,7 tỷ USD. Hiện tổng tài sản Wang Wei đang nắm giữ là 13 tỷ USD.
Sau khi giá cổ phiếu của Lens Technology giảm sâu vì chiến tranh thương mại, nữ tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Zhou Qunfei đã trở thành một trong những tỷ phú có khối tài sản bị bốc hơi nhiều nhất trong năm qua.
Giá cổ phiếu của Lens Technology đã giảm 62% kể từ đầu năm do bị bán tháo từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các biện pháp đánh thuế đặc biệt đối với hàng hóa Trung Quốc. Bà Qunfei đã mất 6,3 tỷ USD trong năm 2018. Hiện giờ, giá trị tài sản ròng của bà là 3,5 tỷ USD.
Charoen Sirivadhanabhakdi, người có cổ phần kiểm soát tập đoàn bia và nước giải khát lớn nhất Thái Lan Thai Beverage đã mất 7,24 tỷ USD trong năm. Hiện, Charoen Sirivadhanabhakdi nắm giữ khối tài sản 12,8 tỷ USD.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.