Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
"Bom tấn" BSR vừa lên sàn vào ngày 1/3/2018, sau hơn một tháng IPO. Ngay lập tức, công ty quản lý, vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất này đã thu hút sự chú ý của thị trường với hơn 14 triệu cổ phiếu khớp lệnh và đóng cửa ở mức giá trần.
Điều này phần nào thể hiện sức hấp dẫn của thương vụ IPO 3 doanh nghiệp lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) , Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power).
Trước đó, ngày 17/1/2018, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đã tổ chức thành công phiên đấu giá hơn 241 triệu cổ phần ( tương đương hơn 7,79% cổ phần). Trong 3 thương vụ của PVN, Bình Sơn có vẻ như được nhà đầu tư quan tâm nhất, khi khối lượng cổ phần đăng ký gấp 2,7 lần chào bán.
Cận kề ngày lên sàn, một trong những thông tin được chờ đợi nhất về Bình Sơn được công bố, khi Petrolimex và Nation Indian Oil nộp hồ sơ đăng ký làm cổ đông chiến lược của BSR. Với kế hoạch bán 49% cổ phần, ước tính số tiền phải bỏ ra lên đến hơn 35.000 tỷ đồng.
Trong năm 2017 trước khi IPO, Bình Sơn cũng đạt những kết quả kinh doanh khá ấn tượng, sản lượng tiêu thụ gần 6,1 triệu tấn, doanh thu ước đạt 80.517 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 8.035 tỷ. EPS 3.320 đồng, tương ứng mức P/E tại giá lên sàn xấp xỉ 7 lần.
Với đặc thù ngành nghề có vị thế độc quyền khá cao, được bao tiêu đầu ra theo chính sách, duy trì chạy hết công suất, việc tư nhân hóa sẽ còn tạo ra khá nhiều tiềm năng tăng trưởng và cải thiện kết quả kinh doanh trong thời gian tới. Cũng cần phải nói thêm rằng, việc BSR chưa có công ty tham chiếu so sánh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khiến cho nhà đầu tư có quyền mơ mộng về những mức định giá cao hơn tùy thuộc vào khẩu vị cá nhân.
BSR trong hai phiên cuối tuần đã tạo ra những giao dịch nổi bật nhất sàn UPCoM, như phát súng lên tiếng chào đón PV Power và PV Oil lần lượt chào sàn UPCoM vào ngày 6/3 và 7/3 tới đây. Tuy có thể không được quan tâm quá lớn như BSR, nhưng nhà đầu tư cũng đã sớm nhìn ra những tiềm năng sau cổ phần hóa của hai doanh nghiệp này.
Đối với Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, đây là đơn vị có tổng công suất phát điện cao thứ hai Việt Nam (sau GENCO 3). Thị trường phát điện Việt Nam được dự đoán tăng trưởng ổn định quanh mức 10% trong những năm tới, đồng thời nhu cầu điện phía Nam rất lớn nơi tập trung khá nhiều công suất của PVPower. Các nhà máy lớn là Nhơn Trạch, Cà Mau đã chứng minh được năng lực và sắp hết chi phí khấu hao. Nhà máy Vũng Áng bắt đầu báo lãi trong năm 2017.
Điểm đáng cẩn trọng với PV Power trong thời gian tới là việc mở rộng công suất cần khá nhiều vốn và thời gian. Ngoài ra, PV Power cũng có cam kết với PVN là sẽ nhận về một số dự án nhà máy điện của PVN đang được triển khai. Chất lượng của các dự án này còn cần phải đánh giá kỹ hơn.
Ngay sau khi PV Power lên sàn một ngày, Tổng công ty Dầu Việt Nam sẽ đưa hơn 200 triệu cổ phiếu lên sàn với giá tham chiếu 20.200 đồng/cổ phiếu . Đây cũng được coi là tâm điểm khá đáng chú ý với thị trường chứng khoán.
PV Oil có mảng kinh doanh chiếm đến hơn 70% doanh thu là bán lẻ xăng dầu. Với 22% thị phần, PV Oil hiện đứng thứ hai sau ông lớn Petrolimex (35%) và vượt xa đối thủ thứ 3 là Tổng công ty Thanh Lễ với vỏn vẹn 8%.
PV Oil đang sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với 540 cửa hàng xăng dầu thuộc sở hữu (loại hình COCO) và trên 3.000 cửa hàng xăng dầu đại lý mang thương hiệu (loại hình DODO), đồng thời PV Oil cũng có chi nhánh tại Lào và Singapore.
Theo kỳ vọng, PV Oil sắp tới có kế hoạch mở rộng hệ thống của mình, theo xu hướng "đánh chiếm" nông thôn và thông qua M&A. Đáng chú ý, trong xu hướng nhu cầu xăng sinh học E5 hiện nay, PV Oil hiện tại đang là đơn vị đi đầu và có tổng công suất pha chế lên đến 1,68 triệu m3/năm.
Điểm hạn chế cần quan tâm với PV Oil là việc nguồn cung đầu vào không được linh hoạt như Petrolimex, khi phải bao tiêu đầu ra của nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn trong tương lai – các đơn vị đang trực thuộc PVN.
BSR đã làm nóng sàn UPCoM trong những phiên giao dịch cuối tuần. PV Power và PV Oil cũng rục rịch tiếp bước và hứa hẹn cũng kéo theo sự quan tâm của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhìn rộng ra, nếu hai sự kiện này tiếp tục cho thấy sức hấp dẫn, những thương vụ IPO, thoái vốn Nhà nước tiếp theo trong năm 2018 đầy sôi động sẽ tiếp tục thuận lợi, như cách mà PVN đã làm được vào tháng 1 vừa qua.
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.