33.900 tỷ mở rộng cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận lên 6 - 8 làn xe

Trần Lê - 20/10/2024 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn gửi UBND TP. HCM, tỉnh Long An và Tiền Giang về dự án mở rộng đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận lên 6- 8 làn xe.

Theo đó Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các địa phương nói trên tham gia ý kiến về hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận.

Tuyến đường bộ cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là trục hướng tâm, cửa ngõ phía Nam của TP. HCM, kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long với TP. HCM, có vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong khu vực.

Thời gian qua, lưu lượng vận tải trên tuyến tăng cao, vượt quá năng lực phục vụ của tuyến đường, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc và có nguy cơ mất an toàn giao thông vào các ngày cuối tuần, các dịp lễ, tết...

Dự kiến mở rộng đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận lên 6- 8 làn xe (ảnh minh họa)

Bộ Giao thông Vận tải đã giao Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII) - Công ty cổ phần Tasco là nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Theo đề xuất của liên danh do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu, Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP. HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ đầu tư mở rộng toàn tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dài 91 km, bao gồm cả nút giao Chợ Đệm trong giai đoạn năm 2024 - 2028 theo phương thức PPP, hợp đồng BOT, không có vốn ngân sách nhà nước tham gia.

Trong đó, đoạn cao tốc TP. HCM - Trung Lương có tổng chiều dài đoạn tuyến khoảng 39,62 km đi qua địa bàn TP.HCM khoảng 1,2 km, tỉnh Long An khoảng 28,5 km và tỉnh Tiền Giang khoảng 9,92 km.

Đoạn tuyến này được đề xuất đầu tư mở rộng lên 8 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp liên tục, chiều rộng nền đường 41 m. Do trong giai đoạn 1 đã giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh 8 làn xe nên Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP. HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận chỉ giải phóng mặt bằng bổ sung một số đoạn để đầu tư thêm các hạng mục cần thiết.

Đoạn cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có tổng chiều dài đoạn tuyến khoảng 51,506 km, qua địa bàn thị xã Cai Lậy và các huyện: Cai Lậy, Châu Thành, Cái Bè, Tân Phước (đều thuộc tỉnh Tiền Giang).

Do trong giai đoạn 1 đã đầu tư 4 làn xe và dải dừng xe khẩn cấp không liên tục, chiều rộng nền đường 17 m, giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh 6 làn xe nên Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP. HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ thực hiện đầu tư mở rộng 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp liên tục, chiều rộng nền đường 32,25 m, chỉ giải phóng mặt bằng bổ sung một số đoạn để đầu tư thêm các hạng mục cần thiết.

Nếu đầu tư đồng bộ cả trạm dừng nghỉ và hệ thống kiểm soát, điều hành giao thông thông minh, Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP. HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ có tổng mức đầu tư bao gồm cả lãi vay trong thời gian thi công là 33.910 tỷ đồng.

Trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.087 tỷ đồng (15% tổng mức đầu tư), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 28.823 tỷ đồng (85% tổng mức đầu tư).

Với lãi suất huy động vốn trong thời gian xây dựng và khai thác dự kiến là 10,75%/năm; tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 13,88%/năm; giá dịch vụ sử dụng đường bộ khởi điểm (từ năm 2027 – 2028) là 1.300 đ/km/xe loại 1 và 2.100đ/km/xe loại 1 trong giai đoạn tiếp theo, tăng giá vé 12%/3 năm, Dự án sẽ có thời gian hoàn vốn là 18 năm 3 tháng.

Đề xuất đầu tư 10.456 tỷ đồng xây cao tốc TP.HCM – Mộc Bài theo hình thức PPP

Đề xuất đầu tư 10.456 tỷ đồng xây cao tốc TP.HCM – Mộc Bài theo hình thức PPP

Bất động sản
Tuyến cao tốc nối đường vành đai 3 Tp.HCM với cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh dài 53,5 km được kiến nghị đầu tư bằng hình thức PPP.
Cùng chuyên mục
'Kết duyên' với lan rừng, cô giáo bỏ túi tiền tỷ mỗi năm

'Kết duyên' với lan rừng, cô giáo bỏ túi tiền tỷ mỗi năm

(VNF) - Kết duyên với việc kinh doanh lan rừng từ niềm đam mê, chị Nguyễn Thị Thu Hiền (SN 1978, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) làm chủ vườn lan BaNa GH rộng 1.000m2 ở Đà Nẵng mỗi năm bỏ túi hàng tỷ đồng.

Chạy đua cuối năm, Yamaha Janus nâng cấp cạnh tranh Honda Vision

Chạy đua cuối năm, Yamaha Janus nâng cấp cạnh tranh Honda Vision

(VNF) - So với đối thủ cạnh tranh trực tiếp Honda Vision, Yamaha Janus phiên bản nâng cấp mới vừa ra mắt có giá bán rẻ hơn, khả năng vận hành mạnh mẽ hơn. Đáng chú ý, yên xe trên Janus còn được tích hợp công nghệ chống nóng duy nhất trong phân khúc.

Thúc đẩy tài chính xanh: Nhìn thẳng vấn đề gốc rễ

Thúc đẩy tài chính xanh: Nhìn thẳng vấn đề gốc rễ

(VNF) - Nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ mới, vật liệu mới cho sản xuất sản phẩm xanh, kinh tế xanh, tái tạo rừng tự nhiên, chuyển đổi năng lượng cũng như tiêu dùng xanh cần phải được phát triển theo hướng khuyến khích về lãi suất, kỳ hạn cho vay, điều kiện tín dụng, thuế, thưởng, phạt.

Đấu giá đất Hà Nội thêm 1 phiên gây 'sốt': Cao nhất 260 triệu/m2

Đấu giá đất Hà Nội thêm 1 phiên gây 'sốt': Cao nhất 260 triệu/m2

(VNF) - 260 triệu đồng là giá cao nhất được trả cho mỗi mét vuông của một lô đất trong phiên đấu giá 27 thửa đất tại quận Hà Đông, Hà Nội.

Hiện trạng 3 dự án bị thanh tra kết luận sai phạm tại Hà Nội

Hiện trạng 3 dự án bị thanh tra kết luận sai phạm tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ đã thanh tra việc chuyển mục đích sử dụng đất từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở đối với 3 khu đất tại Hà Nội. Tại các địa chỉ này, có nơi đã thành chung cư cao tầng, nơi được quây tôn làm bãi rửa xe.

'Thị trường BĐS Hà Nội sẽ đi ngang đến hết năm 2025'

'Thị trường BĐS Hà Nội sẽ đi ngang đến hết năm 2025'

(VNF) - Theo ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường BĐS Hà Nội sẽ đi ngang đến hết năm 2025, có thể tăng nhẹ ở phân khúc đất nền và nhà ở vào đầu năm 2026.

Tuyến đường sắt bỏ hoang 15 năm: Tiếp tục bảo quản, không được di dời

Tuyến đường sắt bỏ hoang 15 năm: Tiếp tục bảo quản, không được di dời

(VNF) - Nhà ga đường sắt tại trung tâm thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) dù đã ngừng hoạt động hơn 15 năm vẫn chưa được di dời, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất đai.

Vietcombank, MB thêm lợi thế gì khi nhận CBBank và OceanBank?

Vietcombank, MB thêm lợi thế gì khi nhận CBBank và OceanBank?

(VNF) - Việc nhận chuyển giao CBBank và OceanBank giúp Vietcombank và MB được một số quyền lợi như nhận được hạn mức tín dụng cao hơn, được nới giới hạn về cho vay và có thêm dư địa tăng trưởng.

Coteccons sẽ không trích lập dự phòng trong năm 2025

Coteccons sẽ không trích lập dự phòng trong năm 2025

(VNF) - Đó là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Coteccons (HoSE: CTD) chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) tổ chức hôm nay.