'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 8, đã có tổng cộng 38.399 tỷ đồng được doanh nghiệp Việt Nam huy động qua kênh trái phiếu.
Kỳ hạn phát hành bình quân là 3,97 năm. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở kỳ hạn 3 năm với 22.590 tỷ đồng; kế đó là kỳ hạn 5 năm với 5.150 tỷ đồng; các kỳ hạn 2 năm, 10 năm cũng được doanh nghiệp ưa chuộng với giá trị phát hành lần lượt 3.220 tỷ đồng và 3.080 tỷ đồng.
Trong tháng 8, các doanh nghiệp bất động sản trở thành "quán quân" huy động vốn qua kênh trái phiếu với giá trị phát hành 11.670 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 30% trong tổng giá trị phát hành. Các tổ chức tín dụng đứng thứ hai với 10.038 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 26%.
Dữ liệu từ HNX cho thấy, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sovico và Công ty TNHH Saigon Glory là hai doanh nghiệp huy động nhiều nhất trong tháng qua khi cùng đạt mức huy động 5.000 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan cũng đẩy mạnh huy động với giá trị phát hành 4.085 tỷ đồng.
Trong tháng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã phát hành thành công lượng trái phiếu "khủng" với giá trị 2.500 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng huy động được số tiền tương tự.
Một số doanh nghiệp khác cũng huy động cỡ nghìn tỷ đồng thông qua trái phiếu có thể kể đến như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) với 2.220 tỷ đồng, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) với 1.900 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với 1.867 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long với 1.800 tỷ đồng, Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư Dịch vụ Thương mại Thành Công với 1.000 tỷ đồng.
Lũy kế 8 tháng năm nay, đã có tới 237.729 tỷ đồng được doanh nghiệp Việt Nam huy động qua kênh trái phiếu. Tính theo tỷ giá hiện đang ở mức khoảng 23.300 đồng đổi 1 USD thì lượng huy động trên tương đương 10,2 tỷ USD.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp và công bố thông tin trước đợt phát hành. Nghị định chính thức có hiệu lực vào ngày 1/9/2020, trong đó có sửa đổi một số nội dung đáng chú ý.
Thứ nhất, giới hạn quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phù hợp với quy mô vốn của doanh nghiệp.
Cụ thể, Nghị định đã đưa thêm các quy định yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Đặc biệt là quy định khối lượng trái phiếu được phát hành của tổ chức phát hành phải đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt qua 3 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất. Đồng thời, dư nợ trái phiếu (tính thêm cả khối lượng dự kiến phát hành) và yêu cầu dư nợ trái phiếu phát hành riêng lẻ không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu (riêng các tổ chức tín dụng không áp dụng quy định này).
Thứ hai, hạn chế tình trạng doanh nghiệp chia nhỏ đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo nhóm, đợt khác nhau để tăng huy động từ các nhà đầu tư cá nhân.
Theo đó, Nghị định đã giảm số lần phát hành trái phiếu của doanh nghiệp khi quy định các đợt phát hành phải cách nhau tối thiểu 6 tháng. Dù doanh nghiệp có thể tách nhiều lần phát hành trong mỗi đợt, nhưng quy định mới cũng yêu cầu mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin.
Thứ ba, xác định rõ mục đích sử dụng vốn trong hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Nghị định đã bổ sung quy định doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành trái phiếu trong hồ sơ phát hành. Đối với tổ chức tín dụng, cần nêu cụ thể mục đích phát hành để tăng vốn cấp 2 và/hoặc sử dụng để cho vay, đầu tư hoặc sử dụng cho mục đích khác. Các thông tin này phải được công bố rõ ràng thể hiện qua cam kết của nhà đầu tư về việc đã tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin trước khi phát hành và hiểu rõ các rủi ro khi mua trái phiếu. Đồng thời, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của thị trường, thời gian công bố thông tin trước đợt phát hành được rút ngắn từ tối thiểu 10 ngày làm việc xuống tối thiểu 3 ngày làm việc.
Thứ tư, tăng cường tính chuyên nghiệp và khả năng giám sát đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp.
Nghị định quy định bắt buộc tổ chức phát hành ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu. Theo đó, tổ chức tư vấn phát hành phải có trách nhiệm rà soát việc đáp ứng các quy định về điều kiện phát hành và hồ sơ phát hành trái phiếu quy định tại Nghị định 81 cũng như các quy định pháp luật liên quan.
Thứ năm, yêu cầu công bố và tổng hợp thông tin thị trường rõ ràng hơn.
Nghị định yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các tổ chức tư vấn phát hành báo cáo định kỳ về tình hình tư vấn phát hành và Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm tổng hợp các thông tin về trái phiếu doanh nghiệp và thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, việc sửa đổi này sẽ có tác động tích cực đến việc công bố thông tin, tổng hợp được tình hình phát triển của thị trường, giúp cho cơ quan chức năng có thể kịp thời điều tiết sự phát triển của thị trường.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.