'80% thị phần điện toán đám mây Việt Nam vẫn do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp'

Ngọc Lưu - 14/06/2022 20:50 (GMT+7)

(VNF) - Đây là thông tin do PGS. TS Trần Minh Tuấn, Phó viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), cung cấp tại hội nghị Data Center and Cloud Infrastructure Summit 2022, tổ chức ngày 14/6.

VNF
PGS.TS Trần Minh Tuấn.

Việt Nam được hãng nghiên cứu thị trường Research And Markets đánh giá là một trong 10 thị trường mới nổi trên bản đồ trung tâm dữ liệu toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, năng lực cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế và số lượng các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi hạ tầng lớn. 

Cũng theo báo cáo của tổ chức này, thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam đạt 858 triệu USD vào năm ngoái và được dự báo sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trên 14,64% cho đến năm 2026.

Xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ sau đại dịch, sự quan tâm của chính phủ về các vấn đề liên quan đến bảo vệ dữ liệu, số hoá dữ liệu, cùng nhu cầu về các công nghệ mới, tối ưu hơn cho hạ tầng số… là các động lực khiến thị trường trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây Việt Nam phát triển với tốc độ ấn tượng.

Phát biểu tại hội nghị Data Center and Cloud Infrastructure Summit 2022, ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc Viettel IDC, cho biết chỉ trong vòng 10 năm qua, lưu lượng dữ liệu tại Việt Nam đã tăng gấp 7 lần, lưu lượng kết nối trong nước tăng 40 lần về băng thông, lưu lượng kết nối quốc tế tăng 25 lần. Số lượng thuê bao Internet hiện đã chiếm tới 75% tổng số hộ gia đình Việt Nam. 

Theo ông Ngọc, tính từ năm 2010 đến nay, công suất tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu Việt Nam hiện đã tăng gấp 3 lần, băng thông sử dụng tăng 10-15 lần. Cùng với đó là các tiêu chuẩn, chứng chỉ trong lĩnh vực này cũng ngày càng khắt khe hơn.

"Ở những năm 2010, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu cung cấp các dịch vụ dữ liệu đơn lẻ thì đến nay, các nhà cung cấp Make in Vietnam đã mang tới một hệ sinh thái đa dạng với hơn 30 sản phẩm, dịch vụ khác nhau, giúp giải quyết cơ bản nhu cầu trong nước", ông Hoàng Văn Ngọc nói. 

Theo PGS.TS Trần Minh Tuấn, thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam thời gian qua có 27 trung tâm dữ liệu của 11 doanh nghiệp. Một số đơn vị mạnh như FPT Telecom đã có trên 5.000 rack (tủ chứa máy chủ và thiết bị mạng) với các trung tâm dữ liệu tại Hà Nội, TP. HCM; Viettel IDC cũng có đến 4.200 rack với các trung tâm dữ liệu ở Hòa Lạc, Bình Dương…

"Tổng cộng Việt Nam hiện có từ 18.000 - 20.000 rack. Số rack đang sử dụng tại Việt Nam phần lớn có mật độ công suất thấp, số rack công suất cao chỉ chiếm cỡ 20%. Đây là vấn đề mà nước ta đặt mục tiêu phải cải thiện trong thời gian tới", PGS.TS Trần Minh Tuấn nói.

Cũng theo PGS.TS Trần Minh Tuấn, hiện các trung tâm dữ liệu Việt Nam tập trung phần lớn ở khu vực miền Bắc và miền Nam. Trong đó, miền Bắc chiếm 46,48%, miền Nam chiếm 35,13% và miền Trung chiếm 18,39%. Tỷ lệ này có sự chênh lệch bởi các trung tâm dữ liệu lớn tập trung chính ở các bộ, ngành khu vực phía Bắc.

Với điện toán đám mây, PGS.TS Trần Minh Tuấn cho biết thị trường Việt Nam có 40 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, thuộc 3 nhóm nhà cung cấp, gồm: các doanh nghiệp nước ngoài (Google, Microsoft...); các doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn với sự đầu tư đồng bộ (Viettel, VNPT, CMC, FPT) và một nhóm các doanh nghiệp nhỏ cung cấp các ứng dụng hoặc dịch vụ.

Thị phần các nhà cung cấp điện toán đám mây trong nước tại Việt Nam chiếm khoảng 20% các sản phẩm, dịch vụ (tương đương hơn 900 tỷ đồng), 80% thị phần còn lại do nhà cung cấp nước ngoài cung cấp. Trong 80% thị phần do các nhà cung cấp nước ngoài nắm giữ thì Amazon Web Services chiếm nhiều nhất với 33%, Google và Microsoft cùng chiếm 21%. 

Về định hướng của Việt Nam trong thời gian tới, PGS.TS Trần Minh Tuấn cho biết Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100% các cơ quan chính phủ sử dụng điện toán đám mây, 70% các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp nội cung cấp; phấn đấu làm chủ các công nghệ dùng cho điện toán đám mây và đa dạng các loại hình ứng dụng. 

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ kết nối nền tảng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của các doanh nghiệp theo mô hình Multi Cloud đồng thời kiến tạo thể chế theo hướng khuyến khích việc phát triển, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Make in Việt Nam.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.