800.000 tỷ đồng ngân sách nhàn rỗi gửi tại các NH thương mại nhà nước
(VNF) - Khoảng 800.000 tỷ đồng ngân sách nhàn rỗi được gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Việc sử dụng khối lượng tiền lớn này sẽ tác động tới thanh khoản của toàn hệ thống.
Trong phiên chất vấn sáng 11/11, Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đã đặt vấn đề về sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện nay. Theo ông, điều này trở nên cấp thiết khi có hơn 1 triệu tỷ đồng ngân sách nhàn rỗi đang được giữ tại Kho bạc Nhà nước.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đánh giá về sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước nhằm quản lý nguồn tiền nhàn rỗi này hiệu quả, góp phần điều hành chính sách tiền tệ tốt nhất.
Trả lời đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo luật định, NHNN là cơ quan cung ứng dịch vụ tài chính cho Chính phủ, và các khoản tiền gửi của Chính phủ sẽ được đặt tại NHNN. Tuy nhiên, Luật Ngân sách Nhà nước cho phép các khoản tiền này có thể được gửi tại các ngân hàng trong hệ thống thương mại.
Trước đây, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước thường được gửi vào các ngân hàng thương mại khi chưa sử dụng, nhưng trong những năm gần đây, 80% trong số 1 triệu tỷ đồng này, tương đương 800.000 tỷ đồng, lại được gửi tại NHNN. Việc điều chuyển và gửi tiền nhàn rỗi tại NHNN đã tạo ra những tác động nhất định đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, khi sử dụng khối lượng lớn tiền gửi tại các ngân hàng sẽ tác động tới thanh khoản của toàn hệ thống. Do đó trong thời gian qua, NHNN và Bộ Tài chính đã có quy chế phối hợp, thường xuyên trao đổi thông tin để NHNN chủ động điều tiết tiền tệ.
Theo kinh nghiệm của các quốc gia khác, trong điều kiện lạm phát cao và cần thắt chặt tiền tệ, ngân sách nhàn rỗi thường được điều chuyển về Ngân hàng Trung ương để hút bớt lượng tiền trong nền kinh tế, giúp kiềm chế lạm phát. Ngược lại, khi điều kiện kinh tế ổn định, dòng tiền có thể được điều chuyển ngược lại để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, số tiền này không được sử dụng để cho vay tránh trường hợp không thu hồi được nợ và gặp rủi ro. Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của số tiền này sẽ hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng trong việc cân đối và đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Do đó, Thống đốc cho rằng cần theo dõi sát sao và không chủ quan, có sự phối hợp hợp lý để đảm bảo mỗi tổ chức tín dụng cân đối vốn an toàn cho hoạt động của mình.
Chiếm đoạt ngân sách, giám đốc ban quản lý dự án ở Quảng Nam bị khởi tố
'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.