Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Số liệu lũy kế 9 tháng năm 2020 cho thấy Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đạt lợi nhuận trước thuế 2.325 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét riêng quý III, lợi nhuận trước thuế giảm 13%.
Giảm lợi nhuận trong bối cảnh đặc biệt của dịch Covid-19, nhất là đối với một ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu như Sacombank, không phải là điều gây ngạc nhiên. Thậm chí, so với kế hoạch lợi nhuận cả năm giảm 20%, mức giảm 6,6% trong 9 tháng cho thấy ngân hàng này đang làm tốt hơn kế hoạch.
Đi sâu hơn, Sacombank còn đang làm tốt hơn thế.
Trên thực tế, lợi nhuận của ngân hàng này sụt giảm là do gia tăng mạnh trích lập dự phòng chứ không phải do hoạt động kinh doanh cốt lõi đi xuống.
Lượng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong 9 tháng là 2.852 tỷ đồng, tăng tới 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý III, lượng trích lập tăng gấp đôi.
Cùng với đó, Sacombank cũng gia tăng chi phí dự phòng các khoản phải thu thêm 10%, lên 394 tỷ đồng.
Việc gia tăng mạnh trích lập dự phòng giúp ngân hàng này tạo thêm nguồn lực để xử lý nợ xấu nói riêng và tài sản xấu nói chung.
Ước tính cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Sacombank (bao gồm nợ xấu nội bảng và giá trị trái phiếu chưa dự phòng tại VAMC) đã giảm từ mức 10,88% thời điểm cuối năm 2019 xuống mức 9,67% thời điểm cuối tháng 9/2020.
Nếu không tính đến yếu tố trích lập dự phòng, hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn tăng trưởng tốt.
Cụ thể, 9 tháng năm nay, tổng thu nhập hoạt động của Sacombank đạt mức tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, mảng tín dụng ghi nhận tăng trưởng thu nhập lãi thuần lên tới 15%, đáng khích lệ trong bối cảnh dư nợ tín dụng tăng thấp (chỉ 8,3%) và lãi suất giảm sâu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Mảng dịch vụ và mảng ngoại hối cũng ghi nhận tăng trưởng cao, lần lượt 25% và 32%.
Song song, ngân hàng này cũng triệt để kìm hãm đà tăng chi phí hoạt động (chỉ tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái). Nhờ vậy mà bù trừ thu nhập - chi phí, Sacombank đạt tăng trưởng lợi nhuận thuần lên tới 24%, là tiền đề để tăng mạnh trích lập dự phòng.
Nếu chỉ nhìn vào con số trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì chưa đủ. Từ sau khi sáp nhập Southern Bank, không chỉ nợ xấu tăng vọt mà Sacombank còn ghi nhận lượng lãi dự thu cực lớn.
Để thoái lãi dự thu, về cơ bản ngân hàng có 3 cách: (1) thúc đẩy con nợ thanh toán lãi; (2) xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nợ gốc và nợ lãi; (3) chấp nhận thoái lãi dự thu nhưng không thu được bằng cách ghi nhận tăng chi phí.
Điểm đáng khích lệ ở Sacombank là việc ngân hàng này giảm được đáng kể lãi dự thu nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Dữ liệu cho thấy 9 tháng năm nay, ngân hàng này đã giảm ròng được gần 1.200 tỷ đồng lãi dự thu nhưng chi phí cho việc này mất chưa tới 100 tỷ đồng.
Điều này, cùng với sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh cốt lõi và sự giảm đi của nợ xấu là 3 thành công của Sacombank trong 9 tháng năm nay - khoảng thời gian ngân hàng gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Nhìn lại cả quá trình từ khi ông Dương Công Minh chính thức tiếp quản chức chủ tịch HĐQT, Sacombank đã liên tục giảm nợ xấu, giảm lãi dự thu và cải thiện hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Theo đó, tỷ lệ nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng và giá trị trái phiếu chưa dự phòng tại VAMC) đã giảm từ mức 21,06% cuối năm 2016 xuống còn 19,57% cuối năm 2017. Tỷ lệ này cuối năm 2018 và năm 2019 là 14,72% và 10,88%. Cuối tháng 9/2020, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 9,67%.
Trong khi đó, lãi dự thu giảm từ mức kỷ lực 25.336 tỷ đồng cuối năm 2016 xuống còn 24.742 tỷ đồng cuối năm 2017; tiếp tục giảm xuống còn 23.154 tỷ đồng cuối năm 2018. Đặc biệt, năm 2019 giảm rất mạnh, cuối năm chỉ còn 19.538 tỷ đồng. 9 tháng năm nay tiếp tục giảm xuống 18.376 tỷ đồng.
Với hoạt động kinh doanh cốt lõi, tăng trưởng lợi nhuận thuần (lợi nhuận chưa tính dự phòng rủi ro tín dụng) bình quân giai đoạn 2017 - 9 tháng 2020 của Sacombank đạt mức cao, 75%/năm.
Tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn dài. Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank mặc dù đã giảm mạnh nhưng hiện vẫn ở mức cao. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế đã và sẽ làm chậm hơn tiến trình xử lý nợ xấu, điều này đã được thể hiện trong 9 tháng năm nay khi tỷ lệ nợ xấu giảm chậm hơn hẳn các năm. Thêm vào đó, càng về sau nợ xấu càng "khó nhằn" hơn do nợ xấu dễ xử lý đã được ưu tiên xử lý trước.
Đối với lãi dự thu cũng vậy. Các khoản nợ dễ đòi được ưu tiên xử lý trước, vì vậy không khiến lợi nhuận bị tổn hại đáng kể (không chỉ 9 tháng năm 2020 mà số liệu từ năm 2017 đến nay cũng cho thấy chi phí xử lý lãi dự thu của Sacombank không đáng kể so với quy mô lãi dự thu giảm đi). Tuy nhiên, đối với các khoản lãi dự thu khó xử lý, ngân hàng này sẽ buộc phải ghi nhận lượng chi phí lớn để thoái các khoản lãi dự thu này và điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Dù vậy, thời hạn phân bổ lãi dự thu vào chi phí kinh doanh tối đa lên tới 10 năm kể từ năm 2015 theo đề án tái cơ cấu Sacombank, cũng giúp ngân hàng này giảm bớt áp lực thoái lãi dự thu, đặc biệt trong những năm đầu tái cơ cấu.
Với hoạt động kinh doanh cốt lõi, mặc dù ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng cần lưu ý rằng mức tăng trưởng này đạt được trên mức nền thấp. Xét về hiệu quả kinh doanh, còn xa Sacombank mới có thể trở về được mức trước khi sáp nhập Southern Bank. Chẳng hạn, hiệu suất kinh doanh tín dụng (thu nhập lãi thuần/tổng quy mô tín dụng) hiện mới chỉ bằng khoảng một nửa so với những năm trước khi sáp nhập Southern Bank.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.