Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Agribank cho biết ngân hàng này trong suốt chặng đường phát triển đã đóng vai trò chủ lực trên thị trường vốn và tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, luôn duy trì tỷ trọng đầu tư “Tam nông” chiếm gần 70%/tổng dư nợ nền kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam.
Hiện Agribank cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, đóng góp tích cực cho sự phát triển của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Hơn 34 năm xây dựng và phát triển, Agribank cho biết đã duy trì được sự tăng trưởng ổn định cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tính đến tháng 6/2022, tổng nguồn vốn huy động của Agribank đạt hơn 1,62 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt hơn 1,39 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt hơn 896 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng dư nợ.
Ngân hàng này cho biết luôn đồng hành cùng với người nông dân trên khắp đất nước, đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh cung ứng đủ vốn, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể, Agribank giúp người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tài chính cần thiết, nâng cao đời sống và phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực đẩy lùi nạn tín dụng đen.
Với vai trò trung gian tín dụng, Agribank đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn, đóng góp tích cực vào thành quả mang tính bước ngoặt của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) xây dựng giai đoạn 2010-2020 khi đạt được các mục tiêu của chương trình sớm hơn 18 tháng so với nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra và kế hoạch Quốc hội giao.
Đây chính là cơ sở để Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG quyết định tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 ngay trong năm 2019 và tiếp tục đầu tư chương trình giai đoạn 2021-2025.
Thành công lớn nhất của chương trình này là thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ chuyển sang liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương và thực hiện thắng lợi chương trình MTQG về xây dựng NTM.
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, ngay từ đầu năm Agribank kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 và nhiều chương trình giảm lãi, giảm phí góp phần hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lực bẩy tăng trưởng kinh tế. Lãnh đạo Agribank cho biết, trong giai đoạn 2 năm qua, toàn ngành ngân hàng, trong đó có Agribank đã dồn toàn lực để tiết giảm chi phí, kiểm soát chất lượng tín dụng, đồng thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn của dịch Covid-19.
Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN, các NHTM đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay với tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/12/2021 của 16 ngân hàng là khoảng 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết.
Trong đó, Agribank là ngân hàng đứng đầu trong việc giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, với tổng số tiền lãi đã giảm là 5.512 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,4 triệu tỷ đồng cho gần 3,5 triệu khách hàng. Đến nay, Agribank cho biết nhà băng này là một trong những ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi, phí nhiều nhất, tích cực đồng hành với khách hàng vượt qua khó khăn.
Bên cạnh giảm mạnh lãi suất, Agribank thực hiện cơ cấu, miễn giảm lãi cho khách hàng theo Thông tư 01 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung của NHNN. Lũy kế đến 31/5/2022, số dư nợ tại Agribank bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là 259.213 tỷ đồng. Agribank đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 44.990 khách hàng với dư nợ 171.054 tỷ đồng; miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.625 khách hàng với dư nợ 12.806 tỷ đồng...
Trước những chặng đường mới của nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung, dù đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, lãnh đạo Agribank khẳng định, ngân hàng kiên định mục tiêu phát triển Tam nông, không ngừng nỗ lực chung tay cùng Chính phủ, NHNN, tiếp tục tạo ra những bứt phá mới trong sự nghiệp chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân và phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ mới.
Trong chiến lược phát triển của mình, những mục tiêu lớn luôn được Agribank xác định ưu tiên đó là: Tiên phong thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đồng hành thủy chung, tin cậy của nông dân, nông thôn.
Hệ thống Agribank đặc biệt vươn tới tận các vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn của cả nước nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân trên cả nước... Agribank cho biết ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến của dịch bệnh, thiên tai, đồng thời tiếp tục triển khai thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai, thiệt hại bất khả kháng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp…
Bên cạnh đó, Agribank sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho khách hàng bị ảnh hưởng gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt, có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh tốt. Agribank cũng sẽ luôn chủ động, thường xuyên rà soát để có các giải pháp phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong mọi thời điểm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.