Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong buổi công bố doanh số mới đây, Tổng giám đốc Tập đoàn AirAsia, ông Tony Fernandes, cho biết một trong những mục tiêu của AirAsia là "tiếp tục phát triển sự hiện diện và thị phần" trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Ông nhấn mạnh thị trường Việt Nam chính là "mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện chuỗi kết nối ASEAN".
Theo con số mới công bố, bốn công ty liên doanh của AirAsia là Thai AirAsia, Indonesia AirAsia, Philippines AirAsia, AirAsia Zest và AirAsia Ấn Độ đều đạt mức tăng trưởng cao trong quý 4 vừa qua. Liên doanh ở Nhật vì mới hoạt động vào tháng 10/2017 nên chưa thể đánh giá được kết quả.
Ông Fernandes đặc biệt đánh giá cao AirAsia Philippines: "Những kết quả đáng khích lệ của AirAsia Philippines đã đã chứng minh rằng sự kiên trì và mô hình kinh doanh của chúng tôi thực sự có hiệu quả".
Philippines AirAsia đạt được lợi nhuận 665,3 triệu peso (khoảng 12,8 triệu USD) trong năm 2017. Đơn vị này đang nhắm mục tiêu một đợt IPO vào nửa cuối năm 2018.
AirAsia Berhad đạt lợi nhuận ròng cả năm 2017 đạt 1,59 tỷ RM (405,6 triệu USD), giảm nhẹ so với mức 1.62 tỷ RM vào năm ngoái. Doanh thu tăng 14% so với năm ngoái lên 9,7 tỷ RM.
AirAsia hiện chiếm 55% thị phần nội địa Malaysia, tăng từ con số 47% một năm trước đó. Ông Fernandes hồi tháng 1/2018 cho hay AirAsia dự định bổ sung khoảng 30 máy bay cho các chi nhánh hàng không của họ tại châu Á năm 2018 trong bối cảnh nhu cầu đi lại bằng đường không tăng mạnh.
AirAsia là hãng hàng không giá rẻ có trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia, chuyên cung cấp các chuyến bay nội địa và quốc tế tới hơn 100 địa điểm ở 22 quốc gia.
Được thành lập năm 1994, AirAsia bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/11/1996. Ban đầu đây là hãng hàng không trực thuộc tập đoàn nhà nước DRB-Hicom. Tuy nhiên sau đó hãng nhanh chóng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất với khoản nợ khổng lồ 11 triệu USD.
Tháng 12/2001, công ty của doanh nhân người Malaysia Tony Fernandes là Tune Air Sdn Bhd mua lại AirAsia với mức giá rẻ mạt 0,26 USD.
Fernandes đã mở các đường bay mới và cạnh tranh trực tiếp với hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines bằng mức giá khuyến mại hấp dẫn, và có được lợi nhuận chỉ 1 năm sau đó.
Năm 2003, AirAsia có chuyến bay quốc tế đầu tiên tới Bangkok (Thái Lan). Singapore và Indonesia trở thành những điểm đến tiếp theo. AirAsia mở đường bay tới Macau năm 2004; tới Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Campuchia năm 2005; tới Brunei và Myanmar năm 2006.
Mô hình kinh doanh của AirAsia tương tự như các hãng hàng không giá rẻ khác: không có ghế hạng nhất hay ghế thương gia và mức giá trung bình chỉ khoảng 48 USD.
Đến nay AirAsia đã có nhiều công ty liên doanh ở các quốc gia châu Á như Thai AirAsia, Indonesia AirAsia, Philippines AirAsia, AirAsia Zest và AirAsia Ấn Độ. Đặc biệt, AirAsia X là công ty con chuyên cung cấp những chuyến bay có chi phí thấp, có khoảng cách xa và thời gian dài (long – haul).
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.