'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thông thường, những tháng đầu năm ghi nhận thị trường xe máy trong nước diễn ra khá sôi động, khi các hãng tung ra nhiều chương trình giảm giá bán, tặng khuyến mại, ưu đãi dành cho khách hàng.
Đây được xem là khoảng thời gian "ăn nên làm ra" của nhiều hãng xe (sau thời điểm giáp Tết Nguyên Đán) bởi số lượng khách hàng có nhu cầu mua xe tăng cao.
Thế nhưng đó là câu chuyện của vài năm trước đó. Còn giờ đây, khi phải đối mặt với một thị trường xe máy nội địa gần như "đóng băng", nhiều hãng đang phải bù đầu tính đến giải pháp kích cầu để "tiễn" hết số lượng xe máy với đủ các loại mẫu mã, chủng loại đang tồn trong kho.
Dạo qua thị trường xe máy dịp đầu năm, dễ dàng nhận thấy lượng khách mua xe không nhiều, nhiều cửa hàng xe máy rơi vào cảnh đìu hiu. Nhiều chủ hàng, đại lý đều nhận định, mặc dù các hãng xe đã tung ra nhiều mẫu xe mới, tính năng vượt trội, nhưng doanh số bán ra vẫn ở mức thấp.
Khảo sát tại các tuyến phố Bà Triệu, phố Huế, Thái Hà...tại Hà Nội cho thấy hầu hết các cửa hàng xe máy đều vắng khách, kinh doanh gặp khó khăn. Anh Phạm Thanh Long, đại diện cửa hàng xe máy nhập khẩu trên phố Bà Triệu cho biết, tính tổng cộng 2 tháng đầu năm nay, cửa hàng chỉ bán được hơn chục chiếc, chậm hơn so với những năm trước đó.
Người này cũng nhận định thêm, thị trường xe máy trong thời điểm này đã "bão hòa" và người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang các phương tiện nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu hơn như xe máy điện.
Không chỉ riêng các cửa hàng xe nhập khẩu, các Head xe máy lớn của Honda Việt Nam cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Theo chia sẻ của một nhân viên đại lý tại Hà Nội cho biết, mặc dù đã giảm giá bán cho chiếc Honda Winner 150 từ 4-5 triệu đồng nhưng sức mua không khá khẩm là bao, thậm chí cả tháng chỉ bán được một vài chiếc.
Và như một tất yếu, khi thị trường đã "đóng băng" thì các hãng sản xuất xe máy bắt đầu tung hết các "tuyệt chiêu" nhằm kích cầu, tăng sức mua từ phía người tiêu dùng.
Giảm giá bán và tặng tiền mặt vẫn được xem là giải pháp phổ biến và hữu hiệu nhất được hãng sản xuất xe máy lựa chọn đầu tiên.
Điển hình nhất là Honda Việt Nam khi một số dòng xe phổ thông được điều chỉnh giá bán thấp hơn đề xuất vài triệu đồng. Ví dụ, Honda Blade hay Future hiện đang có giá bán thấp hơn đề suất từ 0,6 triệu đến 1,1 triệu đồng.
Cụ thể, Honda Blade phiên bản phanh cỡ có giá bán thực tế dao động từ 17,5 triệu đến 18 triệu đồng, thấp hơn giá đề xuất từ 0,6 triệu đến 1,1 triệu đồng; phiên bản vành đúc có giá bán thực tế từ 20,2 triệu đến 20,7 triệu đồng, thấp hơn giá đề xuất từ 0,4 triệu đến 0,9 triệu đồng.
"Song hành" với việc giảm giá bán, nhà sản xuất xe máy Suzuki Việt Nam còn tặng tiền mặt từ 1 đến 1,5 triệu đồng cho khách hàng khi mua chiếc xe côn tay Suzuki GD 110 nhưng cũng khá ít khách.
Không chỉ tung ra các chương trình khuyến mãi, các hãng sản xuất xe máy tại Việt Nam còn liên tiếp tung ra thị trường các sản phẩm mới nhằm kích cầu và tăng khả năng cạnh tranh. Đáng chú ý nhất là Yamaha Việt Nam giới thiệu phiên bản đặc biệt Janus LTD Boys Version trên mẫu tay ga tầm trung Janus hay Honda Việt Nam tung ra thị trường phiên bản mới PCX 2018.
Mặc dù các hãng đã rầm rộ tung đủ các "chiêu trò" nhằm kích cầu doanh số thu hút người dùng, tuy nhiên sau gần 3 tháng đầu năm 2018, thị trường xe máy trong nước đang chứng kiến một bức tranh khá "ảm đạm" khi doanh số bán ra khá thấp, thậm chí một số mẫu xe không bán được chiếc nào.
Kết thúc năm 2017, tổng doanh số của 5 nhà sản xuất xe máy lớn tại Việt Nam (Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha) đạt hơn 3,272 triệu xe tăng 4,8% so với 2016, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.