Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Vào ngày 06/08/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành sắc lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm các loại từ các nước Liên minh Châu Âu (EU), Canada, Úc và Na Uy, các quốc gia đã tham gia cấm vận đối với Nga. Tới năm 2015, Nga bổ sung Albani, Montenegro, Iceland và Ukraine vào danh sách bị trừng phạt.
Theo sắc lệnh mới, các lệnh trừng phạt này sẽ được gia hạn thêm từ ngày 1/1 đến ngày 31/12/2019.
Những biện pháp này nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây nhằm vào Nga với cáo buộc Nga can dự vào cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea.
Tháng 3/2014, Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Thụy Sĩ, New Zealand, Iceland và một số nước khác đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga sau cuộc xung đột vũ trang tại miền Đông Ukraine.
Những lệnh trừng phạt này chủ yếu tác động đến các ngân hàng, công ty năng lượng và quốc phòng nước này nhằm phong tỏa xuất khẩu quân sự của Nga sang châu Âu.
Đồng thời, các lệnh trừng phạt cũng hạn chế các doanh nghiệp tài chính của Nga xâm nhập vào thị trường tư bản EU, hạn chế việc Nga có được các dịch vụ và công nghệ nhạy cảm liên quan tới lĩnh vực thăm dò, khai thác và sản xuất dầu mỏ.
Thêm vào đó, EU cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể của Nga với lý do "gây tổn hại hoặc nguy hiểm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Ukraine".
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng 150 cá nhân và 38 thực thể của Nga nằm trong danh sách này. Và các biện pháp trừng phạt thường xuyên được gia hạn 6 tháng/lần.
Mới đây, ngày 9/7, Liên minh châu Âu đã thông báo quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga thêm 6 tháng nữa.
Trước đó, ngày 4/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký dự luật nhằm bảo vệ "lợi ích kinh tế và an ninh" của Nga, đáp trả hàng loat lệnh trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh.
Dự luật được soạn thảo bởi các nhà lập pháp hàng đầu của Hạ viện Nga, công bố vào ngày 13/4 và được Duma quốc gia (tức Hạ viện Nga) thông qua hôm 22/5 và được Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện Nga) phê chuẩn hôm 30/5 vừa qua.
Theo luật mới, Chính phủ Nga được quyền áp đặt các biện pháp trả đũa một quốc gia khác dựa trên quyết định của Tổng thống Nga.
Chính phủ có thể cấm nhập bất cứ sản phẩm nào theo lệnh của tổng thống, nhưng danh sách hàng hoá bị cấm không được bao gồm những sản phẩm thiết yếu nếu không có sản phẩm tương tự sản xuất tại Nga.
Ngoài ra, Tổng thống cũng được phép đưa ra những quyết định đối phó dựa vào sự tham mưu, tư vấn của Hội đồng An ninh. Các biện pháp đối phó sẽ hết hiệu lực khi Nga thấy các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh kết thúc và họ không còn lý do để đối phó với các lệnh này nữa.
Theo đó, luật sẽ được áp dụng với bất cứ quốc gia hoặc người nào vì "các hành động thù địch" chống Nga. Nó cho phép chính quyền Nga cắt đứt hợp tác quốc tế với nước ngoài, hạn chế nhập và xuất khẩu, và các biện pháp trả đũa khác.
Xem thêm >> Trung Quốc: Mỹ phải ‘chịu trách nhiệm hoàn toàn’ vì chiến tranh thương mại leo thang
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.