Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo báo cáo của Eurostat về dữ liệu về chỉ số hài hòa giá tiêu dùng (HICP) mới công bố, một mặt hàng bình dân và thân thuộc là bánh mì đang trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết tại châu Âu do ảnh hưởng bởi chiến sự Nga – Ukraine.
Cụ thể, vào tháng 8/2022, giá bánh mì ở EU trung bình cao hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng rất lớn so với tháng 8/2021, khi giá bánh mì trung bình chỉ cao hơn 3% so với năm 2020.
Dữ liệu của Eurostat cũng cho thấy sự ảnh hưởng khác nhau tại một số quốc gia về mặt hàng này. Một số quốc gia bị ảnh hưởng nhiều hơn, ví dụ, tỷ lệ thay đổi giá bánh mì trung bình cao nhất được ghi nhận ở Hungary, tăng 66% vào tháng 8/2022, tiếp theo là Lithuania (tăng 33%), Estonia và Slovakia đều tăng 32%.
Ông József Septe, chủ tịch Hiệp hội các nhà làm bánh Hungary, cảnh báo không loại trừ khả năng giá bánh mì có thể lên tới 1.000 HUF (khoảng 2,50 EUR/kg), vì một số sản phẩm đã đạt mức giá tương tự.
Trong khi đó, Pháp là nước ghi nhận mức tăng thấp nhất, chỉ 8% vào tháng 8/2022, Hà Lan và Luxembourg đều tăng 10%.
Việc Nga tấn công Ukraine hồi tháng 2 năm nay đã khiến việc xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 5 thế giới, bị gián đoạn và khiến giá cả mặt hàng này tăng vọt trên toàn cầu.
Ngoài ra, những đòn trừng phạt phương Tây áp dụng với Nga, nhà xuất khẩu ngũ cốc và lúa mì hàng đầu, cũng góp phần khiến nguồn cung trên thế giới thêm eo hẹp và làm tăng nguy cơ xảy ra nạn đói và mất an ninh lương thực toàn cầu.
Bánh mì không phải là mặt hàng duy nhất tăng giá chóng mặt. Giá bánh mì và ngũ cốc kết hợp đã tăng 16,6% trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu, mức tăng cao nhất kể từ tháng 1/1997. Thực phẩm và đồ uống có mức tăng cao thứ hai, ở mức 12,4%, sau nhà ở và điện, với mức tăng 19,7%.
Trong khi nguồn cung eo hẹp đẩy giá bánh mì lên cao, nguy cơ khủng hoảng năng lượng cũng đang đe doạ tới ngành sản xuất bánh mình tại châu Âu nói chung.
Gần 10.000 nhà sản xuất bánh mì ở Đức được cho là đang gặp khó khăn hơn bao giờ hết vì chi phí điện và khí đốt cần thiết để làm nóng lò nướng và vận hành máy nhào trộn đã tăng lên rất nhiều.
Tại miền bắc nước Đức, Eckehard Vatter, ông chủ hãng bánh có 35 chi nhánh và 430 nhân viên, đã lên báo gần đây sau khi hóa đơn nhiên liệu của công ty tăng 1.200% lên 75.000 EUR (65.800 bảng Anh) một tháng.
“Chúng tôi sẽ phải tắt lò”, ông Vatter nói về hệ quả của hóa đơn năng lượng tăng cao, và đã quyết tâm biểu tình cùng khoảng 1.000 thợ làm bánh khác, cáo buộc các chính trị gia trong nước đưa người dân vào cuộc khủng hoảng lớn nhất thời đại và kêu gọi sự hỗ trợ khẩn cấp của nhà nước.
Chi phí lương thực và giá năng lượng tăng cao cũng góp phần làm tăng lạm phát tại Liên minh châu Âu, khi lạm phát tại khu vực này đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng 8 là 9,1%.
Xem thêm >> Châu Âu chi tới 500 tỷ euro ứng phó khủng hoảng năng lượng
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.