Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Việc chính phủ Hoa Kỳ tăng cường kiểm soát các tập đoàn công nghệ khiến nhiều công ty phải bỏ ra nhiều tiền vận động hành lang hơn bao giờ hết. Các hoạt động chính trị của ngành công nghiệp này trong năm 2017 dường như chỉ cho thấy viễn cảnh về những cuộc đụng độ khó khăn và tốn kém hơn với Washington trong năm tới.
Năm ngoái, tập đoàn chi tiền vận động hành lang nhiều nhất là Google, với hơn 18 triệu USD. Giống như các gã khổng lồ công nghệ khác, Google tìm cách ngăn chặn các quy định mới nhắm vào nội dung và quảng cáo xuất hiện trên các trang web và dịch vụ như tìm kiếm và YouTube.
Người về đích thứ hai trong cuộc đua vận động hành lang này là Amazon, với 12,8 triệu USD, gấp gần bốn lần so với bốn năm trước đó. Gã khổng lồ bán lẻ này tiếp tục tìm cách thúc đẩy các nhà lập pháp đưa ra các luật lệ "dễ thở" trên mọi mặt từ thuế bán hàng trực tuyến và điện toán đám mây cho đến giao hàng bằng máy bay không người lái. Trong năm 2017, công ty cũng đã phải đương đầu với nhiều thách thức từ các chính trị gia, đặc biệt là sau khi mua lại Whole Foods.
Trong năm 2017, Facebook cũng đã dành một khoản kỷ lục - khoảng 11,5 triệu USD - khi các nhà lập pháp bắt đầu tập trung chỉ trích mạng xã hội này vì "tin tức giả mạo" và các nội dung khác xuất hiện trên bảng tin (News Feed) của người dùng.
Về đích ở vị trí thứ tư, Apple đã bỏ ra 7 triệu USD để vận động chính phủ Hoa Kỳ. Nhà sản xuất iPhone tiếp tục thúc đẩy các vấn đề như mã hóa và nhập cư. Và tập đoàn này, giống như phần còn lại của ngành công nghiệp, ủng hộ luật cải cách thuế được thông qua bởi Tổng thống Trump.
Đối với phần lớn các tập đoàn công nghệ, mọi thứ trở nên khó khăn hơn trong năm 2017 ngay khi ông Trump bước vào Nhà Trắng và thông qua sắc lệnh hạn chế người nhập cư và người tị nạn từ các quốc gia Hồi giáo.
Mặc dù tòa án liên bang sau đó đã đưa ra chỉ thị ban đầu, bác bỏ lệnh cấm nhập cảnh, lập trường của Trump đối với nhập cư chỉ báo trước những hạn chế hơn nữa, bao gồm cả việc nhắm tới những công nhân nước ngoài có tay nghề cao và vợ chồng của họ.
Gần đây, các gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft đã nỗ lực vận động hành lang để khôi phục lại một chương trình được gọi là DACA. Mục tiêu của DACA là bảo vệ những người trẻ bị đưa vào Mỹ bất hợp pháp từ khi còn nhỏ. Nhưng chương trình này đã bị ông Trump xóa sổ trong năm 2017.
Tất nhiên, ngành công nghệ không hẳn là hoàn toàn thất bại trước Washington. Một dự luật về cải cách thuế đã được thông qua nhằm đảm bảo giảm gánh nặng hàng năm của những gã khổng lồ công nghệ. Theo đó, Apple đã thông báo trong tháng này rằng tập đoàn này sẽ tái đầu tư hàng tỷ USD ở Hoa Kỳ.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.