Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trước phán quyết của Tòa án Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Ba Lan về việc bác bỏ hình thức xử phạt, đại diện UOKiK cho biết cơ quan này đang xem xét kháng cáo phán quyết này lên Tòa phúc thẩm Warsaw hoặc Tòa án Tối cao Ba Lan.
Trước đó, hồi tháng 10/2020, UOKiK đã áp dụng các hình phạt tài chính trị giá 29 tỷ PLN (khoảng 6,38 tỷ USD) đối với Gazprom vì đã xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 mà không nhận được sự chấp thuận từ Ba Lan.
Ba Lan là nước phản đối mạnh mẽ dự án này vì lo ngại Nga có thể sử dụng nguồn cung cấp năng lượng để gây ảnh hưởng đối với các nước Châu Âu.
Người đứng đầu UOKiK Tomasz Chrostny cho rằng việc xây dựng đường ống này sẽ đe dọa đến việc duy trì cung cấp khí đốt tự nhiên đến Ba Lan. Việc này cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm tính cạnh tranh trên thị trường, khiến giá khí đốt gia tăng, làm người tiêu dùng Ba Lan phải gánh chịu.
Ngoài Gazprom, UOKiK đồng thời đưa ra án phạt với 5 công ty tham gia xây dựng đường ống này, gồm Engie Energy (Pháp), Uniper và Wintershall (Đức), OMV (Áo) và Shell (Anh).
Trước đó, năm 2017, 5 công ty này đã kí kết một thỏa thuận với Gazprom, trong đó cam kết mỗi bên sẽ cấp cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 khoản tín dụng trị giá 950 triệu euro và Gazprom cũng thực hiện nghĩa vụ tương tự.
Tổng các khoản tín dụng tương đương 70% chi phí dự án (ước tính khoảng 9,5 tỷ USD). Phần còn lại, công ty Nord Stream 2 AG (thuộc sở hữu của Gazprom) sẽ phải vay thương mại.
Ngay sau án phạt của UOKiK, cả Gazprom và 5 công ty trên đều kháng cáo quyết định xử phạt này.
Ở động thái liên quan, theo thông báo ngày 14/11 của Bộ Phát triển và Công nghệ Ba Lan, nước này đã áp dụng chế độ quản lý bắt buộc tạm thời đối với tài sản của Gazprom trên lãnh thổ Ba Lan.
“Chế độ quản lý bắt buộc tạm thời áp dụng với những công ty thuộc sở hữu của tập đoàn Gazprom nằm trong danh sách trừng phạt, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Phát triển và Công nghệ Waldemar Buda”, thông báo cho hay.
Theo ông Buda, động thái này cho phép đảm bảo "an ninh cho cơ sở hạ tầng tối quan trọng" của đất nước.
Theo đó, Ba Lan sẽ tiếp quản cổ phần của công ty EuRoPol Gaz, chủ sở hữu đoạn tại Ba Lan của đường ống dẫn khí Yamal-châu Âu, một phần quan trọng của hệ thống vận chuyển khí đốt tự nhiên tại Ba Lan.
Tập đoàn Nga Gazprom và PGNiG của Ba Lan mỗi bên sở hữu 48% trong EuRoPol GAZ, còn 4% cổ phần còn lại thuộc về Gas Trading của tập đoàn PKN Orlen.
Trước đó, hồi tháng 4, Ba Lan đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 50 công ty và nhà tài phiệt Nga, trong đó có Gazprom.
Đáp lại, hồi tháng 5, Moscow đã ban hành biện pháp hạn chế chống EuRoPol GAZ. Kể từ đó, Gazprom bị cấm sử dụng phần Ba Lan của đường ống để cung cấp khí đốt, và đường ống này chỉ hoạt động theo chiều ngược lại, tức là các thành viên của thị trường châu Âu cung cấp khí đốt từ Đức sang Ba Lan thông qua đường ống này.
Xem thêm >> Trung Quốc ký thỏa thuận khí đốt LNG lớn nhất lịch sử với Qatar
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.