Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận giao cho tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đầu tư đường Vành đai 4 đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo báo cáo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự án đầu tư đường Vành đai 4 TP. HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có điểm đầu tuyến giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (cách ngã tư Châu Pha - Tóc Tiên khoảng 200m). Tuyến đi lên phía Bắc giao với các đường Châu Pha - Bà Rịa, Sông Xoài - Châu Pha, Mỹ Xuân - Ngãi Giao và đường xã Cù Bị.
Điểm cuối tuyến tiếp giáp với địa phận tỉnh Đồng Nai tại Kml8+300, khu vực hồ Bàu Cạn. Tổng chiều dài toàn tuyến qua địa bàn thị xã Phú Mỹ và huyện Châu Đức của Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 18,3km. Cấp hạng đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc bảo đảm vận tốc thiết kế từ 80-100 km/h. Quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe rộng 27m, giải phóng mặt bằng toàn bộ rộng 67m. Trên tuyến có 2 nút giao, 2 cầu vượt. Ngoài ra đoạn tuyến Vành đai 4 còn giao cắt với các đường địa phương khác và sẽ nghiên cứu làm cầu vượt trực thông, hầm chui bảo đảm giao thông 2 bên được thuận lợi.
Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 1 dự kiến kéo dài 5 năm từ 2022 - 2026 theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT), nhà đầu tư thu phí hoàn vốn theo hợp đồng BOT. Ngân sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, ngân sách trung ương hỗ trợ chi phí xây lắp.
Việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được tách thành một dự án độc lập thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.625 tỷ đồng (chưa gồm lãi vay dự kiến hơn 218 tỷ đồng). Trong đó, ngân sách của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 1.596 tỷ đồng; chi phí đầu tư còn lại khoảng 5.029 tỷ đồng từ nguồn vốn ngoài ngân sách theo hợp đồng BOT và ngân sách trung ương hỗ trợ cho công tác xây lắp.
Trước đó, ngày 1/9/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1454/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định quy hoạch tuyến đường Vành đai 4 TP. HCM có quy mô 8 làn xe (mặt cắt ngang khoảng 74,5m).
Căn cứ quy hoạch này, UBND tỉnh tiếp tục điều chỉnh phương án đầu tư đường Vành đai 4 TP. HCM đoạn qua địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để bảo đảm thống nhất và đồng bộ với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự án đường Vành đai 4 TP. HCM có tổng chiều dài 197,6km, đi qua 5 tỉnh, thành là: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM, Long An. Dự kiến chia làm 5 phân đoạn đầu tư, đoạn 1 (Phú Mỹ - Trảng Bom), dài 45,5km, kinh phí 21.000 tỷ đồng; đoạn 2 (Trảng Bom – Quốc lộ 13) dài 51,9km, kinh phí 24.000 tỷ đồng; đoạn 3 (Quốc lộ 13- Quốc lộ 22), dài 22,8km, kinh phí 11.000 tỷ đồng; đoạn 4 (Quốc lộ 22 – Bến Lức), dài 41,6km, kinh phí 23.000 tỷ đồng và đoạn 5 (Bến Lức – Hiệp Phước), dài 35,8km, kinh phí 20.000 tỷ đồng.
Sau khi hình thành, tuyến đường có vai kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông Nam bộ với khu cảng Cái Mép - Thị Vải, Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.