'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quý III/2021, doanh thu thuần của BCG đạt 457 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, nhờ giá vốn giảm sâu, lợi nhuận gộp chỉ giảm 1,3%, đạt 221 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp vì vậy mà cải thiện mạnh mẽ từ 28,6% lên 48,3%.
Trong quý, BCG ghi nhận doanh thu tài chính đạt 596 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần quý III năm trước. Dù chi phí tài chính tăng gấp 3 lần lên 435 tỷ đồng, chi phí quản lý tăng 82% lên 77 tỷ đồng, BCG vẫn báo lãi trước thuế 270 tỷ đồng và lãi sau thuế 218 tỷ đồng, lần lượt gấp 2,6 lần và 2,8 lần cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của BCG đạt 1.904 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt 723 tỷ đồng, tăng gấp đôi.
Doanh thu tài chính tăng cũng tăng gấp 4,5 lần, đạt 1.617 tỷ đồng, đưa lãi trước thuế đạt 868 tỷ đồng, tăng 5,6 lần và lãi sau thuế đạt 701 tỷ đồng, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Có thể nói, BCG đã có kết quả kinh doanh rất ấn tượng trong 9 tháng qua.
Về tài sản, tại ngày 30/9/2021, tổng tài sản của BCG đạt 35.371 tỷ đồng, tăng 46% so với đầu năm, chủ yếu do tăng tài sản dài hạn (tăng hơn 10.000 tỷ đồng lên 22.957 tỷ đồng).
Cơ cấu tài sản của BCG có điểm đáng chú ý là các khoản phải thu dài hạn tăng rất mạnh, tăng hơn 6.000 tỷ đồng, lên 12.222 tỷ đồng; trong khi đó các khoản phải thu ngắn hạn tăng 6,5% lên 7.539 tỷ đồng. Như vậy, tổng giá trị các khoản phải thu đạt 19.761 tỷ đồng, chiếm tới 56% tổng tài sản.
Giá trị tài sản cố định cũng tăng rất mạnh, tăng khoảng 4.000 tỷ đồng, lên 4.443 tỷ đồng, trong khi hàng tồn kho giảm khoảng 6%, về 2.126 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc quý III/2021, nợ phải trả của BCG là 29.012 tỷ đồng, tăng 37% so với đầu năm.
Điểm đáng chú ý của cơ cấu nợ phải trả là khoản "phải trả người bán ngắn hạn" giảm mạnh 73%, xuống 1.265 tỷ đồng; khoản "phải trả người bán dài hạn" tăng mạnh 4,3 lần lên 2.983 tỷ đồng; khoản "người mua trả trước ngắn hạn" tăng 22% lên 2.066 tỷ đồng.
Với riêng nợ vay, trong khi nợ vay ngắn hạn giảm 3% xuống 1.962 tỷ đồng thì nợ vay dài hạn lại tăng tới 4,3 lần, đạt 10.951 tỷ đồng. Như vậy, tổng nợ vay của BCG là 12,913 tỷ đồng, chiếm 44,5% nợ phải trả và tương đương 36% tổng tài sản.
Vốn chủ sở hữu của BCG ở thời điểm cuối tháng 9/2021 là 6.358 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với đầu năm. Do vốn tăng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của công ty được cải thiện mạnh mẽ, từ 7,1 lần hồi đầu năm xuống còn 4,5 lần. Tuy nhiên, có thể nói, hệ số nợ vẫn rất cao, chỉ tính riêng nợ vay cũng đã gấp đôi vốn chủ sở hữu.
Về dòng tiền, điều đáng nói nhất là dòng tiền kinh doanh của BCG trong 9 tháng âm rất nặng (-7.009 tỷ đồng), do tăng các khoản phải thu, tăng các khoản phải trả, tăng chứng khoán kinh doanh.
Dòng tiền đầu tư cũng âm 3.131 tỷ đồng, chủ yếu do tăng chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định, tài sản dài hạn, tăng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và tăng chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác.
Hệ quả của dòng tiền kinh doanh và đầu tư âm là công ty phải tăng cường đi vay. Dòng tiền vay/trả vì vậy rất lớn: thu từ đi vay tới 10.868 tỷ đồng, gấp 3,7 lần cùng kỳ; tiền trả nợ gốc vay là 2.293 tỷ đồng, gấp 1,3 lần cùng kỳ.
Dù dòng tiền tài chính dương 9.925 tỷ đồng, song lưu chuyển tiền thuần 9 tháng vẫn âm 216 tỷ đồng, khiến tiền và tương đương tiền giảm xuống 689 tỷ đồng khi kết thúc tháng 9/2021.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.