'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 25/12, Ủy ban Chứng khoán và Tương lai (FSC), trực thuộc Ủy ban Dịch vụ Tài chính, cho biết: “Các vi phạm là một vấn đề nghiêm trọng làm tổn hại đến trật tự thị trường và niềm tin của nhà đầu tư”.
Cơ quan này cho biết thêm, các giao dịch bán của 3 đơn vị, bao gồm 2 ngân hàng đầu tư toàn cầu cùng 1 chi nhánh địa phương của 1 ngân hàng đầu tư khác, là hành động "có chủ ý" đã kéo dài trong nhiều tháng.
Theo đó, FSC sẽ yêu cầu các công tố viên điều tra 2 ngân hàng đầu tư quốc tế liên quan tới vụ việc.
Cơ quan quản lý không xác định được danh tính các thực thể và cho biết tên của các đơn vị liên đới sẽ được công bố sau 2 tháng kể từ thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, từ tuần trước, Bloomberg đã đưa tin Hàn Quốc đang đòi khoản tiền phạt tổng cộng ít nhất 10 tỷ won từ Ngân hàng Pháp BNP Paribas SA và HSBC Holdings Plc vì hành vi bán khống vô căn cứ - một hành vi liên quan đến việc bán cổ phiếu mà không có đảm bảo. Nó được coi là bất hợp pháp ở Hàn Quốc.
Bán khống vô căn cứ (Naked Short Selling) là việc một nhà giao dịch bán cổ phiếu mà họ không nắm giữ tại thời điểm bán, đồng thời cũng không đi vay trước cổ phiếu từ nhà môi giới để bán (bán khống thông thường). Mục đích của bán khống vô căn cứ, cũng như bán khống, đó là thu lợi chênh lệch từ những cổ phiếu đã bán nếu chúng xuống giá. Ví dụ, trong hành vi bán khống thông thường, người giao dịch vay 1.000 cổ phiếu A - được nhận định là sẽ xuống giá, từ nhà môi giới để bán, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Người giao dịch bán 1.000 cổ phiếu A thu được 10.000.000 đồng. Vào thời điểm cổ phiếu A xuống giá còn 7.000 đồng/cổ phiếu, người bán khống dùng 10.000.000 thu được để mua lại toàn bộ 1.000 cổ phiếu, thu lời 3.000.000 tiền chênh lệch. Còn với hành vi bán khống vô căn cứ, người giao dịch không vay trước cổ phiếu từ nhà môi giới, mà chỉ mất phí "giữ chỗ" với số cổ phiếu môi giới nắm giữ, sau đó vẫn rao bán chúng và thu lợi khi giá xuống như thường. Giao dịch này không bị tính phí đi vay vì người môi giới không vay cổ phiếu mà anh ta đã bán; tuy nhiên, thông thường anh ta phải chịu phí mà môi giới yêu cầu. Việc thực hiện bán khống vô căn cứ là bất hợp pháp vì có thể trở thành tác nhân thao túng thị trường, làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường và tạo ra rủi ro tài chính. Bán khống vô căn cứ là hoạt động đã bị cấm phần lớn ở Mỹ và EU kể từ giai đoạn xung quanh cuộc khủng hoảng 2007-2008. Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã triển khai Quy định SHO vào năm 2005 để hạn chế hoạt động này. |
Quyết định này là nỗ lực mới nhất của các nhà chức trách Hàn Quốc nhằm loại bỏ những người bán khống bất hợp pháp khỏi thị trường chứng khoán địa phương và được đưa ra sau khi chính quyền vào tháng 11 công bố lệnh cấm hoàn toàn việc bán khống cho đến cuối tháng 6/2024.
FSC gần đây đã phạt tổng cộng 2 tỷ won đối với 3 quỹ phòng hộ toàn cầu vì vi phạm luật thị trường vốn, bao gồm bán khống bất hợp pháp và giao dịch không công bằng. Theo Bloomberg, một trong những quỹ này là Segantii Capital Management Ltd.
Đầu năm nay, mức phạt 3,9 tỷ won đã được áp dụng đối với Erste Asset Management, một trong những công ty đầu tiên phải đối mặt với mức phạt lớn hơn theo các quy định mới và nghiêm ngặt hơn về bán khống.
Nhận thức của công chúng về những người bán khống ở Hàn Quốc vẫn còn rất tiêu cực, các nhà giao dịch bán lẻ địa phương thỉnh thoảng vẫn tổ chức các cuộc biểu tình phản đối các hoạt động này.
Xem thêm >> Đặt tương lai 100 năm ở Việt Nam, DN Hàn Quốc rót thêm 720 triệu USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.