Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thượng tá Nguyễn Đăng Nam, Trưởng phòng PC45 Công an TP. HCM cho biết từ thông tin của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sân Nhất chuyển đến mới đây, PC45 Công an TP. HCM tổ chức lực lượng điều tra, đã phát hiện được chủ tài khoản giả danh cán bộ hải quan lừa đảo nhận tiền, nhưng đây chỉ là tài khoản được đối tượng lừa đảo thuê mướn đứng tên chủ tài khoản. Hiện PC45 đang mở rộng điều tra vụ việc.
Ông Đỗ Thanh Quang, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết mới đây, một phụ nữ tên M.T.T. gửi thông tin cho ông xin cầu cứu vì bị lừa hàng trăm triệu đồng.
Theo trình bày của bà M.T.T, bà nhận được thông tin có một thùng hàng gửi cho bà qua đường hàng không, bên trong chứa 1,5 triệu USD. Người này tự xưng là nhân viên hải quan nói bà M.T.T nộp thuế để lấy hàng. Tin lời người này, bà M.T.T đã chuyển 3 lần với số tiền 311 triệu đồng vào tài khoản của “nhân viên hải quan” nọ.
Chưa hết, đến ngày 12/10/2018, bà M.T.T. lại tiếp tục nhận được đề nghị có thêm một thùng hàng gửi cho bà này từ Vương quốc Anh, bên trong có chứa 2 triệu USD và yêu cầu bà M.T.T. nộp tiền để nhận hàng. Cũng như lần trước, bà M.T.T đã chuyển 15 triệu đồng cho người giả danh nhân viên hải quan này, nhưng cũng không nhận được lô hàng nào.
Điều đáng nói, sau khi biết mình bị lừa nhưng bà M.T.T. vẫn cho rằng mình bị chính nhân viên hải quan lừa nên cầu cứu Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu sân bay Tân quốc tế Sân Nhất. Bà bà M.T.T còn cho rằng chỉ có nhân viên hải quan mới biết được thông tin về lô hàng nên báo cho nhân viên hải quan biết để lừa đảo hoặc tiếp tay cho bọn tội phạm lừa đảo!
Theo ông Đỗ Thanh Quang, bức xúc trước tình trạng các đối tượng giả danh công chức nhà nước để lừa đảo người dân, nhận được thông tin các vụ lừa đảo, cơ quan Hải quan đều chuyển ngay cho PC45 để phối hợp điều tra, với hy vọng bắt được đối tượng lừa đảo, giúp người dân tránh bị kẻ xấu lừa đảo.
Thượng tá Nguyễn Đăng Nam cho biết tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các trang mạng xã hội, điện thoại liên tiếp xảy ra. Các đối tượng phạm tội đánh vào lòng tham của một số người. Mặc dù cơ quan Công an và cơ quan Hải quan đã cảnh báo nhiều trường hợp giả danh công chức nhà nước để lừa đảo người dân nhận các bưu phẩm, bưu kiện, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp mắc bẫy.
Các đối tượng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, Wechat… giả danh người nước ngoài để nhắn tin làm quen, giao lưu, kết bạn, đặt vấn đề tình cảm nam nữ. Sau đó, các đối tượng báo chuyển tiền, quà có giá trị lớn về Việt Nam để đánh vào lòng tham, dẫn dụ người bị hại thực hiện việc thanh toán cước phí vận chuyển, tiền thuế, phí hải quan, tiền thuê luật sư vào các tài khoản do chúng tạo ra để chiếm đoạt tiền.
“Thậm chí có những trường hợp, các đối tượng còn dẫn người bị lừa ra tận sân bay Tân Sơn Nhất chỉ cho họ các lô hàng để tại khu vực kho hàng, yêu cầu họ chuyển tiền nhanh để được nhận hàng”, ông Nam thông tin.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, qua thông tin đường dây nóng của đơn vị đã tiếp nhận người dân phản ánh nhiều trường hợp giả danh nhân viên hải quan sân bay để lừa đảo.
Qua phản ánh của người dân cho thấy các đối tượng tội phạm sẽ thông qua các trang mạng xã hội để kết bạn, làm quen với người bị hại. Qua một thời gian nói chuyện sẽ tiến tới tình cảm, hứa hẹn cưới xin rồi thông báo sẽ gửi tiền hoặc quà có giá trị lớn cho người bị hại.
Để tạo lòng tin, các đối tượng làm giả các bill hàng, chụp hình tiền, quà gửi cho người bị hại. Thậm chí, một số trường hợp trước đó chúng đã gửi cho bị hại những món quà “tạo niềm tin” như thỏi son, chai nước hoa, mỹ phẩm… để người bị hại không nghi ngờ.
Khi đã tạo được niềm tin, các đối tượng bố trí người khác gọi điện cho người bị hại, giả danh nhân viên hải quan sân bay hoặc nhân viên kho hàng thông báo cho người bị hại phải nộp tiền thuế, tiền phạt để được nhận hàng. Không ít người vì quá tin tưởng vào mối quan hệ trên mạng đó và đã nộp tiền mà không mảy may nghi ngờ.
Theo Công an TP. HCM, qua các vụ vi phạm cho thấy hầu hết các vụ lừa đảo với phương thức, thủ đoạn trên đều do các đối tượng người gốc Phi cầm đầu và có sự móc nối, tham gia với các đối tượng người Việt Nam để đóng giả nhân viên giao nhận, nhân viên hải quan và thuê các đối tượng người Việt Nam đứng tên mở tài khoản ngân hàng.
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khuyến cáo người dân, nếu có bất cứ người nào gọi điện thoại xưng là nhân viên hải quan yêu cầu nộp tiền thuế, tiền phạt đều là lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an để được hỗ trợ. Hoặc khi bị lừa đảo, hoặc gặp vướng mắc người dân có thể liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất qua số điện thoại đường dây nóng 0939.110.775, hoặc email: [email protected].
Xem thêm >> Báo cáo về tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.