Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo các chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gửi lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Công ty mẹ - PVN đặt kế hoạch đạt tổng doanh thu 127.900 tỷ đồng trong năm nay.
Về cơ cấu doanh thu, PVN dự kiến thu 13.833 tỷ đồng từ việc bán khí, chủ yếu từ Bể Cửu Long, Lô PM3-CAA & 46CN, Khí Thái Bình (Lô 102 & 106) và Khí Thiên Ưng Đại Hùng.
Đặc biệt, "siêu tập đoàn" này dự kiến ghi nhận 84.304 tỷ đồng doanh thu từ bao tiêu sản phẩm cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, chiếm tới 2/3 tổng doanh thu kế hoạch.
Bên cạnh đó, PVN cũng kỳ vọng sẽ thu về 28.664 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính. Trong đó 6.808 tỷ đồng là thu từ các dự án dầu khí đầu tư trong nước (Lô 06.1, Lô 05-2, Lô 05-3, Lô 04-3), 2.836 tỷ đồng là khoản lãi đầu tư được chia từ Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, 12.264 tỷ đồng là lợi nhuận và cổ tức được chia từ các công ty con, 4.377 tỷ đồng là doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính (chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng và lãi cho vay, ủy thác).
Còn lại là doanh thu đến từ phí quản lý, dịch vụ; cho thuê nhà, văn phòng; doanh thu từ các đơn vị phụ thuộc (như Trường Cao Đẳng Dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam, Trường đại học Dầu khí).
Về lợi nhuận, năm 2019, Công ty mẹ - PVN đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 19.900 tỷ đồng.
Đi sâu hơn, đối với các liên doanh, năm 2019, PVN kỳ vọng Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro sẽ ghi nhận 5.399 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; trong khi con số kỳ vọng với Liên doanh Rusvietpetro là 3.935 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Đối với các công ty con, PVN không kỳ vọng Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) sẽ lãi trong năm nay. Dù vậy, với các khoản đầu tư do PVEP góp vốn, mức lãi ròng kỳ vọng đem về là 4.116 tỷ đồng.
Với các công ty do PVN nắm cổ phần chi phối, "siêu doanh nghiệp" này đặt kỳ vọng lớn nhất vào PV GAS với lợi nhuận sau thuế dự kiến đem về trong năm 2019 là 7.643 tỷ đồng; kế đến là BSR với 2.939 tỷ đồng, PV Power với 2.275 tỷ đồng, PTSC với 560 tỷ đồng, PV Oil với 352 tỷ đồng...
Theo một báo cáo của PVN, năm 2018, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn lỗ kế hoạch 1.379 tỷ đồng, doanh thu đạt 29.323 tỷ đồng, đạt 18% kế hoạch năm. PVN cho biết đang gặp khó trong việc bù thuế do bao tiêu sản phẩm dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Cụ thể, thuế nhập khẩu dầu từ ASEAN hiện nay (0%) đã thấp hơn giá trị ưu đãi cho Lọc dầu Nghi Sơn. Trong khi đó, theo thỏa thuận giữa Chính phủ (do PVN thay mặt ký với liên doanh nhà đầu tư), dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn không chỉ được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà còn được cộng vào giá bán thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen... ). Đặc biệt, theo thỏa thuận với liên danh nhà đầu tư lọc dầu Nghi Sơn, trong 10 năm, nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho Lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này. Theo PVN, hiện tập đoàn gặp rất nhiều khó khăn trong việc bù thuế do bao tiêu sản phẩm của dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Lý do là chưa được cấp có thẩm quyền hướng dẫn chi tiết trong việc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của PVN đối với các khoản thanh toán chi phí bù thuế nhập khẩu. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.