'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc công bố ngày 14/1, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng 27,5% trong năm 2021, trong khi nhập khẩu tăng 32,7%, đạt 179,53 tỷ USD.
Những con số này được đưa ra chỉ 1 ngày trước lễ kỷ niệm hai năm ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn I giữa Trung Quốc và Mỹ, cho thấy sự bổ sung mạnh mẽ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mỹ duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc sau ASEAN và Liên minh châu Âu. Kim ngạch thương mại Trung - Mỹ gấp đôi của Trung Quốc với đối tác thương mại lớn thứ tư là Nhật Bản.
Đà tăng trưởng được duy trì từ năm 2020, khi thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang trên đà tăng trưởng, sau khi lao dốc vào năm 2019 vì căng thẳng thương mại gia tăng ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu song phương.
Tuy vậy, theo Global Times, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ là 39 tỷ USD trong tháng 12 và 396,5 tỷ USD cho năm 2021, tiếp tục tăng so với mức thặng dư 357,5 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm. Thặng dư thậm chí còn nới rộng so với trước cuộc chiến thương mại năm 2018, trong đó thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ là 323,3 tỷ USD.
Theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, điều này chứng tỏ các loại thuế quan mà Mỹ áp dụng với Trung Quốc từ sau cuộc chiến thương mại là “sự thất bại” và khẳng định các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc là không thể thay thế. Đồng thời, các chuyên gia cũng cho rằng đã đến lúc Mỹ nên dỡ bỏ các loại thuế quan với Trung Quốc.
Ông Gao Lingyun, chuyên gia tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết có thể nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ sẽ "tăng trên diện rộng" vào năm 2022 vì có nhiều thỏa thuận đang được đàm phán. Nhưng việc nhập khẩu này phải dựa trên giá cả hợp lý và nhu cầu của chính Trung Quốc.
Ngoài thương mại ngày càng tăng với Mỹ, Trung Quốc cũng đạt được lợi nhuận đáng kể trong thương mại với hầu hết các đối tác thương mại lớn trong suốt năm 2021.
Kim ngạch thương mại bằng đồng NDT của Trung Quốc với ASEAN, đối tác thương mại lớn nhất, tăng 19,7% vào năm 2021, trong khi thương mại với EU và Mỹ, các đối tác thương mại lớn thứ hai và thứ ba, tăng lần lượt 19,1% và 20,2%.
Thương mại của nước này với các nền kinh tế tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) tăng 23,6%, cao hơn 2,2 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng chung, theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc.
Năm 2021, thương mại tính bằng đồng NDT của Trung Quốc với 14 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng tăng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 30,9% tổng ngoại thương của cả nước.
Xem thêm >> Bất chấp đại dịch Covid-19, kim ngạch thương mại của Trung Quốc lập kỷ lục hơn 6.000 tỷ USD
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.