'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tòa án Thụy Điển ngày 22/6 đã ra phán quyết duy trì lệnh cấm Huawei bán thiết bị 5G tại nước này, làm tiêu tan hy vọng của công ty Trung Quốc về việc trở lại châu Âu.
Trước đó, hồi tháng 10/2020, Cơ quan quản lý bưu chính và viễn thông Thụy Điển (PTS) đã thông báo cấm sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE trong phát triển mạng 5G ở nước này.
Lệnh cấm này không khiến giới quan sát kinh ngạc bởi Thụy Điển đã nhiều lần thẳng thừng gọi Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Sau đó, Huawei đã kháng cáo quyết định trên lên tòa án Thụy Điển.
Trong một tuyên bố mới đây, phía tòa án Thụy Điển cho rằng vấn đề an ninh của Thụy Điển có tầm quan trọng rất lớn.
Đứng trước quyết định này của tòa án Thụy Điển, phía Huawei cho biết họ đang cân nhắc các lựa chọn của mình và khẳng định “sẽ tiếp tục đấu tranh để giành quyền có mặt tại thị trường Thụy Điển”.
Sau khi các cơ quan quản lý Thụy Điển cấm Huawei vào tháng 10 năm ngoái, các quan chức và cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đánh giá quyết định này là không công bằng, nói rằng Huawei không gây ra rủi ro an ninh nào và Thụy Điển đang cố gắng bảo vệ hãng viễn thông nội địa Ericsson.
Họ đe dọa sẽ trả đũa các công ty Thụy Điển đang kinh doanh tại Trung Quốc, bao gồm Ericsson và cổ đông lớn nhất của nó, Investor AB, công ty đầu tư của gia đình Wallenberg có ảnh hưởng lớn ở Thụy Điển, có cổ phần lớn tại một số công ty lớn ở châu Âu.
Trước đó, các hãng truyền thông Trung Quốc cho biết Bộ Thương mại nước này được cho là đang xem xét các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để ngăn Ericsson gửi sản phẩm, linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc ra nước ngoài.
Viễn cảnh bị trả đũa đã khiến CEO Ericsson Börje Ekholm thay mặt Huawei thực hiện một chiến dịch vận động hành lang.
Ông chỉ trích các chính trị gia Thụy Điển và trưng cầu luật sư giúp Huawei chống lại lệnh cấm của Thụy Điển. Ông cho biết Ericsson chỉ nhận được 1% doanh thu từ Thụy Điển trong khi Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của Ericsson sau Mỹ, đóng góp gần 10% doanh thu của công ty.
Hiện Ericsson đang cung cấp thiết bị và dịch vụ đầu cuối cho các nhà mạng quốc doanh Trung Quốc gồm China Mobile, China Unicom và China Telecom, tổng cộng phục vụ hơn 350 triệu thuê bao di động 5G tại Trung Quốc.
CEO Ekholm thậm chí từng tuyên bố: “Nếu lệnh cấm đối với Huawei vẫn còn, Ericsson sẽ rời Thụy Điển”.
Chính phủ các quốc gia châu Âu đã thắt chặt kiểm soát đối với các công ty Trung Quốc xây dựng mạng 5G sau áp lực ngoại giao từ Mỹ, nước cáo buộc thiết bị Huawei có thể bị Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp. Huawei đã nhiều lần phủ nhận vấn đề này.
Mới đây, do lo ngại về an ninh, Tổng thống Romania Klaus Iohannis ngày 17/6 đã ký dự luật cấm các công ty do Trung Quốc hậu thuẫn (bao gồm Huawei) cung cấp công nghệ mạng 5G cho các nhà khai thác Romania.
Xem thêm >> Toàn cầu ghi nhận gần 180 triệu ca Covid-19, riêng Triều Tiên vẫn miễn nhiễm
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.