Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương cập nhật, báo cáo tình hình thực hiện và vướng mắc tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1.
Theo văn bản, đến tháng 9/2018, tiến độ tổng thể thực hiện các công việc của Hợp đồng EPC của Liên danh Tổng thầu Power Machines (PM) – PTSC đạt 77,01% so với tiến độ phê duyệt là 99,35%. PM là một tập đoàn của Liên bang Nga.
“Hiện tại, công tác triển khai Dự án đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc Chính phủ Mỹ áp dụng cấm vận đối với Nhà thầu PM. Nhà thầu PM đã đề xuất tiến độ triển khai dự án kéo dài thêm từ 18 – 42 tháng tùy thuộc vào các kịch bản khác nhau”, văn bản của PVN cho biết.
Được biết, do lệnh cấm vận của Chính phủ Mỹ, các nhà thầu phụ cung cấp thiết bị cho dự án là công ty của Mỹ và một số nước châu Âu, Á đã dừng toàn bộ các giao dịch với PM. Các nhà thầu còn lại đều bị ảnh hưởng do lệnh cấm vận này.
PM đã đề xuất chuyển đổi chủ thể của các hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu ở Mỹ/chủ sở hữu có quốc tịch Mỹ sang chủ đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, đề xuất của PM không phù hợp với quy định của Hợp đồng EPC nên PVN chưa chấp thuận nhiều nội dung của dự thảo phụ lục chuyển đổi hợp đồng.
Những điểm vướng mắc nhất ở đây là PM đề nghị PVN tiếp nhận và chịu trách nhiệm toàn bộ; PVN chịu phát sinh chi phí về quản lý giao diện; PVN chịu trách nhiệm vận chuyển và chi phí bảo hiểm…
Một vấn đề khác cũng khiến PVN “đau đầu” là việc thanh toán cho nhà thầu PM. PM đề nghị PVN hỗ trợ, thanh toán một lần giá trị của phần hàng hóa, dịch vụ mà PM đã thực hiện bằng đồng tiền RUB, tương đương 108 triệu USD.
PVN cho biết đã gửi công văn xin cơ chế hướng dẫn thanh toán đến Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa nhận được ý kiến chỉ đạo. Vì vậy, tập đoàn này đã yêu cầu PM làm việc với các ngân hàng Việt Nam để có giải pháp thanh toán.
Vấn đề là, các ngân hàng Việt Nam đã từ chối thực hiện các giao dịch tài chính liên quan đến Nhà thầu PM do lo ngại ảnh hưởng của lệnh cấm vận của Chính phủ Mỹ. Vì vậy, PM đã tiếp tục đề nghị PVN chuyển đổi tiền thanh toán sang đồng RUB của Nga để thanh toán cho PM qua Ngân hàng Viet-Rus (VRB).
Trên cơ sở những khó khăn trên, PVN đề nghị Chính phủ có công văn đề nghị Chính phủ/Bộ Năng lượng/Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga chỉ đạo các ngân hàng Nga thu xếp bổ sung số vốn còn thiếu của dự án do các ngân hàng châu Âu, Hàn Quốc từ chối cho dự án vay vốn vì tác động bởi lệnh cấm vận của Chính phủ Mỹ đối với PM.
Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng Nga hỗ trợ nhà thầu PM xây dựng cơ chế thanh toán cho Hợp đồng EPC Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 bằng USD để tránh rủi ro, phát sinh chi phí về tỷ giá cho PVN và PM.
Cùng với đó, có chính sách hỗ trợ tài chính cho nhà thầu PM để thực hiện hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, đặc biệt là các chi phí phát sinh không xuất phát từ phía PVN.
Bên cạnh các đề xuất liên quan tới phía Liên bang Nga, PVN cũng đề xuất lên Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép PVN/PTSC/Bên thứ 3 tiếp nhận để tiếp tục triển khai công việc của PM đang thực hiện với các nhà thầu phụ Mỹ/chủ sở hữu có quốc tịch Mỹ nhưng hiện đã bị dừng/chấm dứt do ảnh hưởng của lệnh cấm vận của Chính phủ Mỹ đối với PM.
Ngoài ra, PVN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có ý kiến/hướng dẫn đối với kiến nghị của PVN về việc chuyển đổi đồng tiền thanh toán của Hợp đồng EPC đối với phần việc của PM từ USD sang RUB và/hoặc VND trong trường hợp Chính phủ Mỹ tiếp tục duy trì cấm vận với PM.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) và đang được áp dụng cơ chế đặc thù, đồng thời cũng là dự án nằm trong chương trình hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật giữa hai Chính phủ Liên bang Nga và Việt Nam. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 được triển khai trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng do PVN làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ đầu năm 2011 và dự kiến sẽ hoàn thành, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2014, tổ máy 2 vào năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ của dự án đang bị chậm nhiều so với kế hoạch. Dự án có tổng giá trị 1,2 tỷ USD, công suất lắp đặt 1.200 MW, với diện tích xây dựng 115ha, khi hoàn thành đưa vào vận hành, hàng năm nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ Kwh điện. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.