Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Reuters đưa tin, các khách hàng của các liên doanh thuộc PDVSA với tập đoàn Chevron (Mỹ), Total SA (Pháp), Equinor (Na Uy) và các dự án khác với các công ty nước ngoài được cho là đã được hướng dẫn chuyển thanh toán sang các tài khoản ngân hàng tại Nga.
“Chúng tôi muốn chính thức đưa ra các chỉ dẫn ngân hàng mới để thực hiện các thanh toán bằng đồng USD hoặc euro”, Phó chủ tịch tài chính Fernando De Quintal của PDVSA cho biết trong một lá thư đề ngày 8/2 gửi một đơn vị của PDVSA chuyên giám sát các liên doanh của công ty này.
Động thái trên diễn ra sau khi Mỹ hôm 28/1 đã áp đặt các lệnh trừng phạt tài chính mới, khắc nghiệt đối với PDVSA nhằm chặn sự tiếp cận của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đối với nguồn thu dầu mỏ của nước này. Lệnh trừng phạt của Mỹ được công bố sau khi Washington công nhận “tổng thống tự phong” Juan Guaido là nhà lãnh đạo lâm thời hợp pháp của Venezuela và khẳng định rằng “chính phủ hợp pháp này” nên kiểm soát các quỹ nhà nước cũng như lợi nhuận của Venezuela.
Sau đợt cấm vận tài chính đầu tiên vào năm 2017, các liên doanh của PDVSA đã cố gắng duy trì các tài khoản ngân hàng tại Mỹ và châu Âu để nhận các khoản thu từ việc bán dầu. Họ cũng sử dụng các ngân hàng đại lý tại Mỹ và châu Âu để chuyển tiền tới các tài khoản của PDVSA tại Trung Quốc.
Nhưng vài tuần trước, PDVSA đã bắt đầu thông báo với các khách hàng về các chỉ dẫn thanh toán mới và bắt đầu chuyển các tài khoản của các liên doanh.
PDVSA cũng thúc giục các đối tác nước ngoài đưa ra quyết định chính thức về việc liệu họ đầu hàng trước áp lực của Mỹ hay duy trì các cổ phần trong các dự án chung và tiếp tục kinh doanh tại Venezuela. Ngoài hàng chục liên doanh với các công ty phương Tây, PDVSA cũng có nhiều dự án với các công ty Nga và các nhà đầu tư Trung Quốc, những bên có thể tổn thất lớn do sức ép trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với quốc gia Mỹ Latinh.
Các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ khiến các công ty dầu của nước này đang hoạt động tại Venezuela, trong đó có Chevron và các công ty dịch vụ dầu như Halliburton Co, General Electric Co’s Baker Hughes và Schlumberger NV, đối mặt với hạn chót nhằm ngừng toàn bộ các hoạt động tại Venezuela.
Bên cạnh việc đóng băng các tài sản trị giá 7 tỷ USD của PDVSA và công ty con Citgo tại Mỹ, Washington kỳ vọng các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng tới lượng dầu xuất khẩu trị giá khoảng 11 tỷ USD của Venezuela trong năm 2019.
Trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự đoán chính quyền của Tổng thống Maduro sẽ nhanh chóng hết tiền và rạn vỡ do các sức ép từ phe đối lập và quốc tế, PDVSA đã cam kết sẽ đa dạng hóa việc xuất khẩu dầu và xem xét lại các lộ trình xuất khẩu tới khách hàng, đặc biệt tại châu Âu và châu Á.
Venezuela là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và doanh thu từ bán dầu chiếm 98% doanh thu xuất khẩu của nước này và chiếm khoảng 50% GDP.
Xem thêm >> [Doanh nhân tuổi Hợi] Elon Musk: Nạn nhân của bạo lực học đường và giấc mơ chinh phục vũ trụ
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.