Bị Mỹ trừng phạt, lợi nhuận ròng của Huawei năm 2021 vẫn tăng gần 80%
Quỳnh Anh -
29/03/2022 14:33 (GMT+7)
(VNF) - Ngày 28/3, Huawei đã báo cáo lợi nhuận ròng tăng 75,9% vào năm 2021, một kết quả tốt hơn mong đợi trong thời kỳ bị chính phủ Mỹ trừng phạt, cho thấy gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc có khả năng đối phó với những thách thức lớn hơn vào năm 2022.
Bà Mạnh Vãn Chu, người được mệnh danh là "Công chúa Huawei" trong buổi họp báo ngày 28/3.
Trong buổi họp báo công bố kết quả tài chính năm 2021, Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu cho biết doanh thu năm 2021 của Huawei đạt 636,8 tỷ NDT (99,97 tỷ USD), giảm 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng là 113,7 tỷ NDT (17,8 tỷ USD), tăng 75,9% so với năm 2020.
Đại diện tài chính của Huawei giải thích rằng “lợi nhuận ròng tăng chủ yếu nhờ việc bán các bộ phận kinh doanh của tập đoàn, cải thiện chất lượng hoạt động và tối ưu hóa sản phẩm”.
Lợi nhuận ròng từ việc thanh lý các công ty con và hoạt động là khoảng 57,4 tỷ NDT, theo báo cáo. Năm ngoái, Huawei đã bán thương hiệu điện thoại thông minh Honor.
Nhờ khả năng sinh lời của các mảng kinh doanh chính được nâng cao, dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh đã tăng đáng kể vào năm 2021, lên tới 59,7 tỷ NDT.
Ngoài ra, bà Mạnh cũng cho biết tỷ lệ nợ phải trả của tập đoàn giảm xuống còn 57,8%, cho thấy cấu trúc tài chính tổng thể đã trở nên “linh hoạt và bền bỉ hơn”.
Về việc doanh thu sụt giảm, có 3 nguyên nhân chính được đưa ra bao gồm những đợt trừng phạt của Mỹ gây áp lực lên lĩnh vực PC và điện thoại thông minh; các dịch vụ 5G đã giảm do việc triển khai mạng 5G của Trung Quốc hoàn thành vào năm 2020 và ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
"Năm 2021 là một năm mà các tác động bất lợi, chẳng hạn như những thách thức của chuỗi cung ứng toàn cầu hóa và tác động địa chính trị của các thị trường nước ngoài, bắt đầu ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của công ty", Jiang Junmu, một nhà phân tích ngành kỳ cựu theo sát công ty, nói với Global Times.
Theo dữ liệu do Omdia công bố, các lô hàng điện thoại di động của Huawei trong năm 2021 đã giảm xuống còn 35 triệu chiếc, giảm 81,6% so với năm 2020 và thị phần toàn cầu của nó giảm xuống 3% vào năm 2021 từ mức 15% vào năm 2020.
Doanh thu từ mảng kinh doanh tiêu dùng cũng đang bị thu hẹp, chẳng hạn như điện thoại thông minh, giảm 50% xuống 243,4 tỷ NDT vào năm 2021. Mảng kinh doanh tiêu thụ chỉ chiếm 38,2% doanh thu của công ty vào năm 2021, so với mức 54% vào năm 2019.
Buổi lễ công bố kết quả kinh doanh ngày 28/3 là lần đầu tiên bà Mạnh Vãn Chu xuất hiện trước công chúng sau khi trở về Trung Quốc. Bà là con gái của người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Huawei, Nhậm Chính Phi, đã bị giam giữ tại Canada hơn 1.000 ngày và được trả về vào tháng 9 năm ngoái.
Nói về hiệu suất hoạt động của tập đoàn, bà Mạnh cho biết: "Nhìn chung, hiệu suất của chúng tôi tương đương với mức dự báo. Khả năng tạo lợi nhuận phát sinh dòng tiền đang được củng cố và phát triển, đồng thời chúng tôi cũng đã nâng cao khả năng đối phó với những bất ổn".
Tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã chịu sự đàn áp của Mỹ trong ba năm, bắt đầu từ năm 2019, khi chính quyền Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump ban hành lệnh cấm thương mại đối với Huawei.
Đồng thời, Mỹ cũng cấm công ty sử dụng hệ điều hành Android cho điện thoại thông minh và một số công nghệ quan trọng khác, dẫn tới một sự thụt lùi lớn đối với nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới vào thời điểm đó.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã gây ra "khó khăn lớn" cho hoạt động kinh doanh tiêu dùng, cũng là nguồn thu chính của công ty.
Tuy nhiên, sau 3 năm, Huawei giờ đây cho biết sự tồn tại là ưu tiên hàng đầu, coi việc tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển là chìa khóa để giải quyết những khó khăn.
Để giải quyết các vấn đề từ chất bán dẫn đến các công nghệ khác, Huawei đang khám phá các cách để giúp sản phẩm của mình có tính cạnh tranh ngay cả khi sử dụng các quy trình kém tiên tiến hơn.
Theo giới quan sát, báo cáo tài chính năm 2021 cũng chỉ ra rằng Huawei đã từng bước thành công trong việc phát triển các điểm tăng trưởng mới trong năm qua.
Huawei Cloud, một trong những doanh nghiệp mới nổi của tập đoàn, đã công bố doanh thu 20,1 tỷ NDT vào năm 2021, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái và đứng thứ năm trên thị trường IaaS toàn cầu.
Trong năm qua, theo đuổi các sáng kiến nhằm đa dạng hóa hoạt động của mình, Huawei đã đưa ra 11 giải pháp dựa trên kịch bản cho các lĩnh vực chính như chính phủ, giao thông vận tải, tài chính, năng lượng và sản xuất. Công ty cũng thành lập nhiều đội, bao gồm Đội khai thác than, Đội đường thông minh và Đội hải quan và cảng để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
(VNF) - Khi các tỷ phú sáng lập các quỹ từ thiện dần lui về hậu trường, thế hệ kế cận không chỉ tiếp nhận khối tài sản khổng lồ mà còn tái định hình chiến lược “cho đi” của giới siêu giàu toàn cầu.
(VNF) - Xung đột giữa Israel và Iran làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu toàn cầu, đẩy giá dầu tăng vọt và khiến chi phí vận chuyển leo thang. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn mong manh, những bất ổn từ Trung Đông có thể châm ngòi cho làn sóng lạm phát mới và gây áp lực lên tăng trưởng toàn cầu.
(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đỏ lửa trong phiên cuối tuần sau khi truyền thông Iran đưa tin nước này đã phóng hàng trăm tên lửa đạn đạo về phía Israel. Động thái này được cho là phản ứng trực tiếp trước các cuộc không kích của Israel nhằm vào các cơ sở hạt nhân và nhà máy tên lửa tại Iran, làm gia tăng căng thẳng tại Trung Đông và khiến tâm lý nhà đầu tư toàn cầu thêm bất ổn.
(VNF) - Diễn biến bất ổn mới tại Trung Đông ngày 13/6 đã gây chấn động thị trường tài chính toàn cầu, kích hoạt làn sóng đổ tiền mạnh mẽ vào các tài sản trú ẩn như vàng, trái phiếu chính phủ Mỹ và các đồng tiền an toàn. Trong bối cảnh rủi ro gia tăng, nhà đầu tư toàn cầu ưu tiên chiến lược bảo toàn vốn thay vì tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn.
(VNF) - Meta vừa chi 14,3 tỷ USD để sở hữu 49% cổ phần của Scale AI, đồng thời đưa CEO 28 tuổi Alexandr Wang vào vị trí chủ chốt trong chiến lược phát triển siêu trí tuệ nhân tạo. Thương vụ cho thấy tham vọng lớn của Meta trong cuộc đua AI toàn cầu.
(VNF) - Tập đoàn xe điện hàng đầu Trung Quốc BYD vừa chính thức giới thiệu mẫu xe điện nhỏ nhất và có giá rẻ nhất của mình tại thị trường Vương quốc Anh, đánh dấu bước đi đầu tiên trong chiến lược thâm nhập phân khúc xe nhỏ, vốn vẫn phụ thuộc lớn vào động cơ đốt trong, tại châu Âu.
(VNF) - Trước khi chiếc máy bay Boeing Dreamliner gặp tai nạn thảm khốc tại Ấn Độ, đã xuất hiện các video và cáo buộc cho thấy dòng máy bay này không đảm bảo các quy định về kĩ thuật và an toàn.
(VNF) - Thị trường vàng thế giới vừa chứng kiến một đợt tăng mạnh, đưa giá vàng vượt ngưỡng 3.400 USD/ounce, đạt mức cao nhất trong hơn 5 tháng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông và các tín hiệu ôn hòa mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khiến nhà đầu tư gia tăng đặt cược vào khả năng cắt giảm lãi suất.
(VNF) - Vụ rơi máy bay chở khách Boeing 787-8 Dreamliner tại Ấn Độ vào ngày 11/6 một lần nữa đặt nhà sản xuất máy bay đang gặp nhiều khó khăn này vào tâm điểm chú ý, dù nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn hiện vẫn chưa được làm rõ.
(VNF) - Ngày 12/6, một chiếc máy bay Boeing 787 của hãng hàng không Air India, chở 242 người trên hành trình đến Anh, đã rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh từ thành phố Ahmedabad. Giới chức xác nhận ít nhất 204 người thiệt mạng, trong đó có nhiều sinh viên y khoa tại một ký túc xá bị máy bay đâm trúng. Đây là vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong vòng một thập kỷ qua trên toàn cầu.
(VNF) - Ngày 12/6, một chiếc máy bay của hãng Air India đang trên đường tới London (Anh) đã rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh từ thành phố Ahmedabad, miền tây Ấn Độ.
(VNF) - Bất chấp căng thẳng thương mại leo thang và hàng loạt rào cản từ phía Washington, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn mở rộng hiện diện tại thị trường Mỹ. Từ công nghệ, hàng tiêu dùng đến đồ chơi và robot gia dụng, làn sóng “tiến vào Mỹ” không hề chậm lại, mà thậm chí còn mạnh mẽ hơn với những chiến lược tinh vi hơn, độc lập hơn.
(VNF) - Nhân công giá rẻ, trợ cấp doanh nghiệp hậu hĩnh và chính sách thân thiện với Trung Quốc là những yếu tố giúp Hungary trở thành điểm nóng đầu tư của Trung Quốc tại châu Âu.
(VNF) - Khi thời hạn 90 ngày tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Donald Trump sắp kết thúc, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết Mỹ có thể gia hạn thêm thời gian hoãn áp thuế với một số nước.
(VNF) - Starbucks vừa công bố thử nghiệm trợ lý ảo AI do Microsoft phát triển nhằm hỗ trợ nhân viên pha chế và rút ngắn thời gian phục vụ. Đây là bước đi trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm khách hàng giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành dịch vụ.
(VNF) - Hai nguồn tin tiết lộ với CNN rằng tỷ phú Elon Musk đã gọi điện cho Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tối 9/6 (theo giờ Mỹ), chỉ hai ngày trước khi công khai thừa nhận trên mạng xã hội rằng ông “hối hận” về một số bài đăng công kích Tổng thống trong cuộc đối đầu căng thẳng tuần trước.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump đã tích cực thúc đẩy chiến lược “Made in the USA” (Sản xuất tại Mỹ) từ nhiệm kỳ đầu tiên. Trong khi Apple không mặn mà với việc sản xuất tại Mỹ, thì các nhà cung cấp dữ liệu AI lại đang đổ xô đến Mỹ để xây dựng chuỗi cung ứng.
(VNF) - Ngày 11/6, công ty mẹ Qantas của Australia thông báo sẽ ngừng hoạt động Jetstar Asia – hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng tại châu Á do chi phí hoạt động tăng cao và cạnh tranh khốc liệt trong khu vực.
(VNF) - Tập đoàn B.Grimm Power của tỷ phú Thái Lan Harald Link đang hợp tác với công ty Digital Edge của Singapore để xây dựng một trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) trị giá 1 tỷ USD tại Thái Lan.
(VNF) - Các nhà sản xuất hóa dầu của Mỹ đang trở thành tâm điểm mới trong căng thẳng thương mại toàn cầu. Việc Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ Mỹ, đặc biệt là propane và ethane, dường như đang làm suy yếu lợi thế của nước này trong việc kiểm soát xuất khẩu kim loại đất hiếm.
(VNF) - Sau hai ngày đàm phán căng thẳng tại London, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận khung thương mại nhằm khôi phục lại thỏa thuận đình chiến và tháo gỡ các bất đồng liên quan đến hạn chế xuất khẩu đất hiếm và nam châm, những vật liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao.
(VNF) - Theo phân tích mới công bố của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu đang trên đà trải qua thập kỷ tăng trưởng yếu nhất kể từ những năm 1960, trong đó cuộc chiến thuế quan đang diễn ra được xem là một trong những nguyên nhân chính gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
(VNF) - 10 tháng kể từ ngày nhậm chức, CEO Kelly Ortberg đã củng cố lại tình hình tài chính của Boeing, cải thiện quan hệ với người lao động và ổn định sản lượng dòng máy bay 737 Max. Dù con đường phía trước còn nhiều thách thức, những chuyển biến bước đầu này đang thắp lên hy vọng về một chu kỳ phục hồi bền vững cho "gã khổng lồ" hàng không Mỹ.
(VNF) - Trong khuôn khổ London Tech Week 2025, sự hiện diện của CEO Nvidia Jensen Huang không chỉ đơn thuần là một dấu ấn truyền thông. Đằng sau bài phát biểu được ví như “bài giảng AI quốc dân” tại khán phòng Olympia là một thông điệp chiến lược: Nvidia đang đầu tư nghiêm túc vào nước Anh, coi đây là một điểm tựa quan trọng trong chiến lược mở rộng sức mạnh công nghệ toàn cầu.
(VNF) - Khi các tỷ phú sáng lập các quỹ từ thiện dần lui về hậu trường, thế hệ kế cận không chỉ tiếp nhận khối tài sản khổng lồ mà còn tái định hình chiến lược “cho đi” của giới siêu giàu toàn cầu.