Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
“Cảnh báo sớm”, "cảnh báo" và "khẩn cấp" là 3 mức độ mà Liên minh châu Âu (EU) đã thiết lập nhằm cho phép các quốc gia thành viên cảnh báo những khó khăn về nguồn cung năng lượng, từ đó hỗ trợ lẫn nhau, cũng như khởi động việc phân bổ nguồn cung.
"Đây là tình huống nghiêm trọng chúng ta đang phải đối mặt và nó càng trở nên trầm trọng hơn do nguồn cung bị cắt giảm", Phó giám đốc Cơ quan Năng lượng Đan Mạch Martin Hansen cho biết hôm 20/6, đồng thời tiết lộ kho dự trữ khí đốt của Đan Mạch hiện chỉ đạt khoảng 75%.
Trước đó, Công ty năng lượng Đan Mạch Orsted ngày 31/5 cho biết đã nhận được thông báo của “ông lớn” năng lượng Nga Gazprom về việc ngừng cung cấp khí đốt cho công ty này từ 6h sáng 1/6.
Đây là điều Orsted đã dự đoán trước bởi công ty này luôn tuyên bố không chấp thuận thanh toán khí đốt Nga bằng đồng ruble trong khi thời hạn thanh toán khí đốt Nga là vào ngày 31/5.
Đại diện của Orsted trước đó cho biết công ty này đã chuẩn bị cho việc đột ngột ngừng nhập khẩu khí đốt Nga và đã lấp đầy cho các cơ sở lưu trữ khí đốt ở Đan Mạch và Đức.
"Vì không có đường ống dẫn khí đốt nối trực tiếp Nga với Đan Mạch, nên Nga sẽ không thể trực tiếp cắt nguồn cung khí đốt tới Đan Mạch, và Đan Mạch vẫn có thể có được nguồn khí đốt khác. Mặc dù vậy, điều này có nghĩa là nguồn khí đốt cho Đan Mạch cần được mua trên thị trường khí đốt châu Âu với lượng lớn hơn", thông báo của Orsted cho biết.
Theo viện nghiên cứu châu Âu Bruegel, khoảng 4% trong tổng tiêu thụ năng lượng của Đan Mạch là từ khí đốt Nga.
Bên cạnh Đan Mạch, Gazprom cho tới nay đã ngừng vận chuyển khí đốt cho người mua ở Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan và Hà Lan vì những nước này từ chối yêu cầu thanh toán năng lượng bằng đồng ruble. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, ngay cả những quốc gia tuân thủ yêu cầu này như Đức và Italy cũng nằm trong diện bị cắt giảm nguồn cung khí đốt.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom ngày 15/6 đã tuyên bố cắt giảm lượng khí đốt chuyển tới Đức qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) lên đến mức 60%, cao hơn mức 40% mà Gazprom đưa ra một ngày trước đó. Nguồn cung khí đốt qua đường ống này giảm từ 167 triệu m3/ngày xuống chỉ còn 67 triệu m3.
Tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ Eni của Italy cũng cho biết công ty Gazprom đã thông báo sẽ chỉ đáp ứng một phần yêu cầu cung cấp khí đốt của Eni vào ngày 20/6. Có nghĩa là cho tới nay, Italy đã trải qua ngày bị thiếu hụt thứ 6 liên tiếp. Bên cạnh đó, Slovakia, Pháp cũng ghi nhận lượng khí đốt từ nguồn cung của Nga sụt giảm,
Lý giải về nguyên nhân giảm nguồn cung khí đốt tới châu Âu, Giám đốc Gazprom Alexey Miller cho biết Gazprom đang sử dụng một số tuabin khí do Siemens sản xuất trên đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc của họ ở Đức, và hai trong số đó cần được bảo dưỡng trong năm nay. Những thiết bị này, được sử dụng để bơm khí vào đường ống, thường được bảo dưỡng từ ba đến bốn năm một lần và việc bảo dưỡng được thực hiện ở Canada.
Tuy nhiên, một tuabin hiện không thể quay trở lại Đức sau khi được bảo dưỡng ở Canada do lệnh trừng phạt, tuabin thứ hai cũng cần được bảo dưỡng nhưng không thể gửi ra nước ngoài để thực hiện việc này.
Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov thậm chí còn cảnh báo Nga có thể cắt đứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Đức nếu các vấn đề liên quan tới việc bảo trì tuabin bơm khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc không sớm được giải quyết.
Theo Reuters, các doanh nghiệp châu Âu nhập khẩu khí đốt của Nga hiện đang tìm kiếm các nguồn cung nhiên liệu thay thế và thậm chí còn cân nhắc quay trở lại sử dụng than đá để bù đắp nguồn cung khí đốt sụt giảm từ Nga, trong bối cảnh lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông nếu các kho không được trữ đầy.
Xem thêm >> Đồng ruble Nga tiếp đà tăng vọt, lên cao nhất 7 năm so với USD
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.